Tên sách: Thế giới thời hậu Chiến tranh lạnh
Tác giả: Nguyễn Trường
Khổ sách: 16x24 cm
Số trang: 812
Giá bìa: 145 000
Loại bìa: Bìa mềm tay gập
Tủ sách: Sách Liên kết xuất bản
Thời gian xuất bản: tháng 12/2010
Đôi nét về tác giả:
Tác giả Nguyễn Trường, nguyên giáo sư kinh tế Viện Đại học Huế và Sài Gòn trước năm 1972; nguyên giám đốc các dự án nghiên cứu Viện RIHED và giáo sư thỉnh giảng Đại học Nanyang (Singapore), 1972-1975.
Chuyên viên nghiên cứu ở Montreal, Canada, 1975; và chuyên viên kinh tế ở quận Cam, California, Hoa Kỳ, 1976-2000.
Lời giới thiệu
“Lịch sử trần trụi của địa chính trị trong suốt 100 năm qua có thể xem tóm tắt trong mấy cụm từ: đệ nhất thế chiến, đệ nhị thế chiến, chiến tranh lạnh và đế quốc Mỹ.”
“Với cái nhìn vĩ mô, hội nhập kinh tế - hiểu theo nghĩa toàn cầu hóa kinh tế dựa trên chủ nghĩa tư bản với thị trường cạnh tranh tự do – tự nó đã thể hiện tính đặc trưng của chủ nghĩa đế quốc. Toàn cầu hóa lan tràn thẩm thấu khắp nơi với sức mạnh áp đảo đối với tất cả các thành viên trong hệ thống”.
“San bằng những rào cản mậu dịch, chấm dứt chế độ bảo vệ, mở rộng thị trường tự do và các khu mậu dịch tự do, mở cửa thị trường tài chính để tư bản được tự do lưu chuyển với tối thiểu quy định. Hoa Kỳ đứng sau chủ động và hưởng lợi qua việc bảo đảm thực thi các chính sách này. Điều đó có nghĩa toàn cầu hóa kinh tế hiện nay chỉ là công cụ để phụng sự quyền lợi của chính Hoa Kỳ, hay nói rõ hơn, của các công ty đa quốc gia Hoa Kỳ.”
Mục lục
Phần I
HOA KỲ VÀ THẾ GIỚI
Thế giới đơn cực, luật quốc tế và toàn cầu hóa
Francis Fukuyama và phái tân bảo thủ hay Francis Fukuyama: hành trình tư tưởng từ "chung cuộc của lịch sử" đến "Hoa Kỳ ở ngã tư đường
Chiến lược an ninh quốc gia Hoa Kỳ và thế giới thời hậu chiến tranh lạnh
Chính quyền Barack Obama và những thử thách đang chờ đợi
Trên đà phá sản - tại sao khủng hoảng quốc trái hiện là nguy cơ lớn nhất đối với Hoa Kỳ?
Siêu cường duy nhất trên đà tuột dốc hay Thế giới đa cực đang dần ló dạng
Biệt lệ và Thế kỷ của Hoa Kỳ - một huyền thoại
Thập kỷ 2000: vài vấn đề thời sự
Danh vọng, tội lỗi, sám hối: cuộc đời của Robert S. McNamara
Hiroshima và Nagasaki: thế giới sáu mươi bốn năm sau
Phóng thích, sám hối, trách nhiệm: từ Lockerbie đến Mỹ Lai
Hoa Kỳ trong kỷ nguyên mới: một dự phóng tương lai
Mạng lưới căn cứ quân sự Hoa Kỳ: một tai họa
Toàn cầu hóa và Tổ chức Thương mại Quốc tế
Thế giới trong thập kỷ 2010
Barack Obama: ứng cử viên và tổng thống
Quan hệ Mỹ - Nhật: một liên minh bất bình thường
Barack Obama và thế kỷ của Hoa Kỳ
Phần II
TRUNG QUỐC: SIÊU CƯỜNG ĐANG LÊN
Nhận thức đương đại của Trung Quốc về Âu châu
Khổng giáo và siêu cường Trung Quốc
G-2 và thế giới lưỡng cực
Siêu cường Trung Quốc: triển vọng và thách thức
Trật tự thế giới và Trung Quốc: nhận thức của Hoa Kỳ
Mối tình Mỹ - Hoa: tương hợp hay tương khắc
Mô hình kinh tế-chính trị Trung Quốc
Phần III
NAM Á, TRUNG ĐÔNG, CHÂU MỸ LATIN
Quan hệ Mỹ - Iran: duyên hay nợ
Cuộc chiến chống khủng bố: Hoa Kỳ và Nam Á
Washington và Tehran
Bạch Ốc đổi chủ, chính sách Iraq đổi hướng
Quan hệ Mỹ - Iraq: đối nghịch và lệ thuộc
Barack Obama và khủng hoảng Trung Đông
Thổ Nhĩ Kỳ và Pax Ottomanica
Trung Đông: Hoa Kỳ - Israel và thế giới Arập
Hoa Kỳ và châu Mỹ Latin
Châu Mỹ Latin: hội nhập, độc lập và dân chủ
Chính quyền Obama và chủ thuyết Monroe
Phần IV
KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH
Khủng hoảng tài chính và các biện pháp giải nguy
Chủ nghĩa tư bản và khủng hoảng tài chính toàn cầu
Khủng hoảng tài chính: lý thuyết và thực tế
Khủng hoảng tài chính công: giải pháp và thử thách
Paul Krugman và khủng hoảng 2008
Hệ thống tài chính Hoa Kỳ và cơ chế giám sát
Nguy cơ đại khủng hoảng
Trung Quốc, Hoa Kỳ, và kinh tế thế giới
Khủng hoảng tài chính, kích cầu và kiệm ước
Phần V
CHÍNH TRỊ NĂNG LƯỢNG
Năng lượng dầu khí và chính trị thế giới