I. THÔNG SỐ SÁCH
Tên sách: Suy ngẫm 20 năm - Một chớp mắt của lịch sử đầu thế kỷ XV [1407-1427]
Tác giả: Nguyễn Diên Niên
Khổ sách: 13 x 19 cm
Số trang: 152 trang
Giá bìa: 30.000 VNĐ
Loại bìa: Bìa mềm, tay gập
Năm xuất bản: 2012
II. GIỚI THIỆU SÁCH
1. Về tác giả:
Nguyễn Diên Niên (sinh năm 1927) nguyên Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử tỉnh Thanh Hóa, Ủy viên Hội Khoa học lịch sử Việt Nam. Ông là tác giả cuốn Lam Sơn Thục lục (khảo chứng).
2. Về tác phẩm:
Cuốn sách viết ba biến cố lịch sử diễn ra trên đất Thanh Hóa hoặc xuất phát từ đất Thanh Hóa: triểu Hồ sụp đổ, nước Việt rơi vào một thảm họa chưa từng có trong lịch sử, khởi nghĩa Lam Sơn. Các biến cố này dần dần được trình bày trong cuốn sách này với mong muốn góp thêm một góc nhìn về lịch sử.
3. Mục lục
LỜI NÓI ĐẦU
CHƯƠNG 1
BIẾN CỐ THỨ NHẤT
TRIỀU HỒ SỤP ĐỔ ĐẠO QUÂN CỦA TRIỀU HỒ ĐẠI BẠI TRƯỚC BỌN GIẶC MINH CHƯƠNG 2
BIẾN CỐ THỨ HAI
NƯỚC VIỆT RƠI VÀO MỘT THẢM Họa CHƯA TỪNG CÓ TRONG LỊCH SỬ
I. Nhìn lại quá trình xâm lược của giặc Minh
II. Truyền thống ngọn lửa giữ nước trong lòng người dân Việt không bao giờ tắt
III. Sự tàn bạo đến tột cùng của giặc
CHƯƠNG 3
BIẾN CỐ THỨ BA
KHỞI NGHĨA LAM SƠN
I. Lê Lợi là ngọn cờ, lãnh tụ duy nhất của khởi nghĩa Lam Sơn
1. Rồng thần xuất hiện một đòi hỏi tất yếu của lịch sử
2. Sức mạnh nào mà rồng thần nước Việt làm nên một kỳ tích như vậy?
3. Lê Lợi một mình chỉ đạo cuộc khởi nghĩa Lam Sơn
4. Khởi nghĩa Lam Sơn đã để lại bài học gì cho hậu thế?
II. Một đôi điều cần biết rõ để hiểu đúng khởi nghĩa Lam Sơn
1. Về vấn đề khởi nghĩa muộn
2. Thời gian nghĩa quân hoạt động ở vùng thượng du Thanh Hóa
III. Lê Lợi - ông vua sáng cai trị đất nước
IV. Hai sự kiện đặc sắc duy nhất trong lịch sử Việt Nam
1. Về sự kiện Lê Lai đổi áo
2. Truyền thuyết dân gian được gươm và trả gươm
CHƯƠNG 4
LỊCH SỬ PHẢI CHÂN THỰC VÀ CÔNG MINH
I. Vì sao phải nêu vấn đề này?
II. Xác định thời gian và địa điểm Nguyễn Trãi gặp Lê Lợi
III. Tìm hiểu kỹ hơn thời gian Nguyễn Trãi ở Đông Quan
IV. Tám tư liệu chuyên chép về cuộc gặp gỡ Lê Lợi-Nguyễn Trãi
1. Bài tựa “Ức Trai thi tập”, viết năm 1480 của Trần Khắc Kiệm
2. Nguyên chú bài thơ “Minh lương” của vua Lê Thánh Tông
3. Chế văn của Tương Dực Đế (1510-1516)
4. Kiến văn tiểu lục của Lê Quý Đôn
5. Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú
6. Việt sử thông giám cương mục:
7. Thế phả họ Nguyễn do cháu xa đời là Thâm chép
8. Sơn Nam lịch triều đăng khoa khảo và Lịch triều đăng khoa bi khảo
V. Biểu Tạ Ơn trong sự nghiệp khởi nghĩa Lam Sơn và ở triều Lê Thái Tổ của Nguyễn Trãi
VI. Về một truyền thuyết dân gian và vấn đề Bình Ngô sách
SÁCH THAM KHẢO
4. Bình luận
“Thành công của khởi nghĩa Lam Sơn đến ngỡ ngàng như một chớp mắt của lịch sử. Tiếc thay những nghiên cứu về khởi nghĩa Lam Sơn của thời đại chúng ta lại có những nhận định làm nảy sinh một sự bất công lớn trong lịch sử. Chúng tôi phải trình ra trước nhân dân, trước các bậc thức giả trong nước biết đến cái bất công ấy, mong được sự phán xét và chỉ giáo của nhân dân, của các bậc thức giả. Nếu điều chúng tôi nêu lên là một sự thật thì nguyện vọng duy nhất của chúng tôi mong muốn là cần phải sớm xóa bỏ cái bất công này, lấy lại sự công minh cho lịch sử.”
(Trích Lời nói đầu, Suy ngẫm 20 năm – Một chớp mắt của lịch sử đầu thế kỷ XV [1407-1427], Nguyễn Diên Niên, NXB Tri thức, 2012)