Trí khôn phi học đường
Đăng ngày: 09/03/2020 11:10
"Chúng ta đứng trước một điều bí ẩn khác nữa. Trẻ em khi còn rất nhỏ có thể rất dễ dàng làm chủ các hệ thống biểu trưng như ngôn ngữ và các hình thức nghệ thuật, âm nhạc chẳng hạn, và phát triển những lỗi giải thích phức tạp về thế giới bên ngoài hoặc những suy nghĩ về những cách giải thích rắc rối, nhưng chúng lại gặp những khó khăn lớn nhất khi bắt đầu đến trường. Biết nói và hiểu người khác nói không còn là vấn đề phải bàn, song đọc và viết có thể đặt ra những thách thức lớn; các trò chơi học đếm và học các con số làm trẻ thích thú, song học các thao tác toán học lại có thể khiến chúng không thoải mái, và những gì thuộc toán ở bậc cao học tiếp tục làm cho chúng thấy bị đe dọa. Bằng cách nào đó, sự học tập có tính tự nhiên, có tính phổ biến hay lối học có tính trực giác diễn ra ở nhà hoặc ở môi trường gần gũi trực tiếp trong những năm đầu đời lại dường như thuộc về một trật tự hoàn toàn khác với sự học tập trong nhà trường, là điều giờ đây đòi hỏi bắt buộc ở khăp snowi trong thế giới văn minh.
Cho tới nay, điều bí ẩn này không còn xa lạ và nó thường được đem ra bình luận. Thật vậy, có người thậm chí còn khẳng định rằng nhà trường được lập ra đích xác là để khắc sâu những kĩ năng và những khái niệm, tuy đáng mong muốn song chúng không dễ dàng học được một cách tự nhiên như những khả năng có tính trực giác được kể ra ở trên. Do đón, hầu hết những cuốn sách và báo cáo gần đây, số lượng rất nhiều, về "khủng hoảng của giáo dục" vẫn kiên trì bàn về những khó khăn của học sinh khiến chúng không thể học giỏi theo những gì được đề ra công khai trong nhà trường..."
(Trích Học bằng trực giác và học trong nhà trường, Dẫn nhập: Những bí ẩn lớn về sự học tập, Trí khôn phi học đường, Nhà xuất bản Tri thức, 2020)
| ||||||||||||||||||||
|
Tin cùng loại cũ hơn
- Chuyên luận nhỏ về những phẩm hạnh lớn
- Một chỉ dẫn cho người bị bối rối
- Tồn tại hay không tồn tại... Nhân loại?
- Từng ngày sống sót - Vì sao người thông minh làm điều ngu dại
- Phục Hưng - Một dẫn nhập
- TỪ CỬU LONG ĐẾN SÔNG SEINE
- SỰ IM LẶNG NHO NHỎ - NHỮNG LỜI NÓI DỐI NHO NHỎ: Khu vườn bí mật của trẻ
- Minh triết thiêng liêng
- Cháu ông Rameau
- Jean Piaget: MỘT tiểu sử tự thuật (Phần 2)