100 năm Đông Kinh nghĩa thục
100 năm Đông Kinh nghĩa thục
4.5
241
Lượt xem
0
Đã bán
Chọn sản phẩm
Sách giấy
Sắp ra mắt
Thông tin xuất bản
NXB
Nhà xuất bản Tri thức
Người dịch:
Năm XB:
Loại sách:
Sách giấy;
Khổ sách:
14.5 x 20.5
Số trang:
400
Quốc gia:
Ngôn ngữ:
vi
Mã ISBN:
Mã ISBN Điện tử:

Năm 2007, chúng ta có một kỷ niệm lớn, ở tầm cỡ quốc gia: Một trăm năm Đông Kinh nghĩa thục. Gần đây, giới nghiên cứu trong và cả ngoài nước hầu hết đã thống nhất Đông Kinh nghĩa thục chính là một bộ phận của phong trào Duy Tân rộng lớn đầu thế kỷ XX ở nước ta, có thể là đỉnh cao và cũng là điểm kết thúc của phong trào ấy. [...]

Đông Kinh nghĩa thục, đúng như tên gọi của nó, trước hết là một trường học, một trường học tư và hoàn toàn bất vụ lợi, được lập ra vì một nghĩa lớn. Nghĩa lớn ấy nằm chính trong tôn chỉ sáng láng của phong trào Duy Tân: “Khai dân trí”, mở mang và nâng cao dân trí, để từ đó đi đến “Chấn dân khí”, tạo nên sinh khí mới cho dân tộc, và “Hậu dân sinh”, đưa đất nước đến phát triển phồn vinh cùng năm châu bốn biển. Nói theo một cách nào đó và về thực chất, Đông Kinh nghĩa thục (và cả một loạt nghĩa thục bắt đầu từ Quảng Nam và lan ra nhiều nơi khác trước đó, mà Đông Kinh nghĩa thục ở Hà Nội là điểm hội tụ tinh hoa cuối cùng) chính là một cuộc vận động và thực hành cải cách giáo dục rộng lớn, sâu sắc, cơ bản và sớm một cách đáng kinh ngạc. Có thể tìm thấy ở phong trào này những vấn đề cơ bản và thậm chí còn nóng hổi nhất cho cả sự nghiệp giáo dục của chúng ta ngay ngày hôm nay: từ triết lý giáo dục, mục tiêu đào tạo con người (và từ đó là mục tiêu xây dựng xã hội mới), nội dung giáo dục, chương trình giáo dục, phương pháp giáo dục, các mối quan hệ nội tại và với xã hội của giáo dục…, cả đến cách thức tổ chức nền giáo dục kiểu mới. Đặc biệt chủ trương cải cách giáo dục đó được đặt trong một “hệ thống mẹ” rộng lớn, bao quát hơn, gắn liền và là động lực quan trọng để chuyển động hệ thống mẹ ấy: cải tạo có tính cách mạng toàn bộ xã hội. Đó quả thật là một hiện tượng đặc sắc, một tỉnh ngộ anh minh và dũng cảm khác thường, một nhận thức mới có tính chất chuyển thời đại, còn mới mẻ và thiết thực cho đến tận ngày nay. [...]

Tập kỷ yếu này xin trân trọng giới thiệu một số tham luận đã được trình bày và thảo luận trong ba cuộc hội thảo do Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, Quỹ Dịch thuật Phan Châu Trinh, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Phan Châu Trinh ở Hội An, Uỷ ban Nhân dân tỉnh Quảng Nam, Trung tâm Giáo dục thường xuyên Nguyễn Văn Tố liên tiếp tổ chức vừa qua tại Hà Nội, Hội An và Thành phố Hồ Chí Minh. Đây là một bước đóng góp mới trên con đường tìm hiểu và nghiên cứu hẳn còn phải khá lâu nữa về sự kiện và giai đoạn lịch sử quan trọng này của đất nước.

(Trích từ bài viết “Một bước nhận thức mới về Đông Kinh nghĩa thục và phong trào Duy Tân„ của nhà văn Nguyên Ngọc).

Bình luận

0/1500

Tuyển tập hay nhất

Tuyển tập hay nhất

Xem toàn bộ