7 tri thức tất yếu cho nền giáo dục tương lai
7 tri thức tất yếu cho nền giáo dục tương lai
4.5
227
Lượt xem
0
Đã bán
Chọn sản phẩm
Sách giấy
Sắp ra mắt
Thông tin xuất bản
NXB
Nhà xuất bản Tri thức
Người dịch:
Nguyễn Hồi Thủ
Năm XB:
Loại sách:
Sách giấy;
Khổ sách:
12 x 20
Số trang:
160
Quốc gia:
Ngôn ngữ:
vi
Mã ISBN:
Mã ISBN Điện tử:

1. Tác phẩm

Là tập cuối trong “Bộ ba sư phạm”, cuốn sách này triển khai những đề tài đã được trình bày trong Bộ óc được tổ chức tốt (La Tête bien faite) và Liên kết tri thức (Relier les connaisances). Những chủ đề này tự bản thân chúng đã cho phép kết nạp tất cả các bộ môn hiện có và thúc đẩy sự triển khai một tri thức với khả năng đáp ứng những thách thức của cuộc sống cá nhân, văn hóa và xã hội chúng ta.
Cuốn sách này cũng không bàn về toàn bộ những môn đang được dạy hoặc lẽ ra phải được dạy: nó chủ yếu trình bày bảy vấn đề cơ bản, những vấn đề này càng cần phải được giảng dạy hơn vì chúng hoàn toàn không được biết đến hoặc bị lãng quên.
- Sự đui mù của nhận thức: Sai lầm và ảo tưởng
Điều đáng chú ý là giáo dục, nhằm truyền đạt tri thức, lại đui mù trước nhận thức của con người, những cơ cấu, những khuyết tật, những khó khăn, những xu hướng dẫn đến sai lầm và ảo tưởng của nó, và chẳng hề quan tâm gì đến việc làm cho người ta biết được cái nhận thức nghĩa là gì…
- Những nguyên tắc để có một nhận thức thích đáng
Sự thắng thế của một nhận thức phân mảnh theo từng ngành, cái thường làm cho con người không thể chắp nối lại được các liên hệ giữa những bộ phận và các toàn thể, phải nhường chỗ cho một thứ nhận thức có khả năng nắm bắt những đối tượng trong bối cảnh, trong tổ hợp, trong tổng thể của chúng.
- Giảng dạy về hoàn cảnh con người
Con người đồng thời mang các tính chất vật chất, sinh vật, tinh thần, văn hóa, xã hội, lịch sử. Chính cái nhất thể phức hợp của bản chất con người này lại là cái hoàn toàn bị phân rã ra thành nhiều ngành trong giáo dục, và ngày nay không thể biết được con người là thế nào, trong khi mỗi cá nhân, ở bất kỳ đâu, đúng ra phải hiểu và ý thức được đặc điểm phức hợp của cả căn cước riêng tư lẫn căn cước mình có chung với những con người khác.
- Giảng dạy căn cước địa cầu
Nên giảng dạy lịch sử thời đại toàn cầu, bắt đầu bằng sự thông thương tất cả các lục địa với nhau từ thế kỷ XVI, chỉ ra bằng cách nào mà tất cả các thành phần của thế giới giờ đã trở nên hỗ tương-liên đới, nhưng không vì vậy mà che giấu những áp bức, thống trị đã hoành hành và đang còn tàn phá nhân loại.
- Đương đầu với những bất xác định
Chưa bao giờ câu nói của nhà thơ Hy Lạp Euripide, cách đây hai mươi lăm thế kỷ lại cập nhật như thế: ”Điều chờ đợi đã không xảy ra và một vị thần đã mở đường đến điều không chờ đợi”. Từ bỏ những quan niệm có tính quyết định luận về lịch sử con người cho rằng có thể tiên đoán tương lai nhân loại, kiểm lại những sự kiện và biến cố lớn của thế kỷ này, tất cả đều bất ngờ, tính chất kể từ nay là ẩn số của cuộc phiêu lưu nhân loại, tất cả những điều đó phải thúc đẩy chúng ta sửa soạn tinh thần để đón nhận và đương đầu với cái bất xác định.
- Giảng dạy sự thông cảm
Sự thông cảm cùng một lúc là phương tiện và mục đích của sự trao đổi giữa con người với nhau. Thế mà giáo dục nhằm mục đích làm cho con người cảm thông nhau lại hoàn toàn vắng bóng trong các nền giáo dục của chúng ta. Hành tinh này cần những thông cảm lẫn nhau từ mọi phía. Bởi tầm quan trọng của nó, cần có một đổi mới về tâm thức ở mọi cấp giáo dục và ở mọi giới tuổi nhằm phát triển sự thông cảm.
- Đạo lý của nhân loại
Đạo lý phải tự hình thành trong các đầu óc từ việc ý thức được rằng con người cùng một lúc là cá nhân, là thành phần của một xã hội, và là thành phần của một loài. Chúng ta mang trong mỗi con người chúng ta cái thực tế bộ ba này. Vì thế, tất cả những phát triển thực sự của con người phải bao gồm sự phát triển cùng một lúc những độc lập cá nhân, những tham gia cộng đồng và cái ý thức mình thuộc về nhân loại.. 

2. Tác giả Edgar Morin 
Edgar Morin, tên thật là Edgar Nahoum, sinh tại Paris ngày 8 tháng 7 năm 1921, là nhà xã hội học và triết học.
Bố mẹ Edgar Morin là những người Israel nhập cư. Vào tháng 6 năm 1931, Edgar bị một chấn thương tâm thần nặng nề. Người mẹ yêu của cậu qua đời vì đau tim. Bị khủng hoảng, cậu bé giam mình trong thế giới sách vở. Sau cơn sốc, cậu phản kháng và âm thầm căm thù bố. Người bố, trước thái độ của con trai, vẫn bảo vệ và yêu thương con hết mực.
Vào năm 1938, Edgar Morin gia nhập phong trào của các sinh viên xã hội chủ nghĩa, đối ngược lại với những sinh viên theo Đức quốc xã, và năm sau đó tham gia Cuộc kháng chiến (được tổ chức bí mật ở Pháp và một số nước châu Âu nhằm chống lại sự chiếm đóng của quân Đức trong Chiến tranh Thế giới thứ Hai. Từ năm 1958, ông tham gia vào hàng ngũ Đảng Cộng sản Pháp và đã gặp François Mitterrand ở đó.
Với lời khuyên của Georges Friedmann, người mà ông gặp trong thời gian Chiếm đóng và với sự giúp đỡ của Maurice Merleau-Ponty, của Vladimir Jankélévitch và Pierre Georges, ông tham gia và CNRS (Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Quốc gia – 1950). Hiện nay, ông là Giám đốc Nghiên cứu ưu tú của trung tâm này.
Edgar Morin là giáo sư danh dự của nhiều trường Đại học trên Thế giới. Nghiên cứu của ông gây một ảnh hưởng mạnh mẽ đến tư duy đương đại, từ Địa Trung Hải, châu Mỹ cho đến Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản. Các tác phẩm của ông được dịch ra ít nhất 28 thứ tiếng và trên 42 quốc gia.

 

 


 

Bình luận

0/1500

Sách xem nhiều nhất

Suy tưởng

3422 lượt xem

Nguồn gốc các loài

2861 lượt xem

Căn phòng riêng

2631 lượt xem

Tuyển tập hay nhất

Tuyển tập hay nhất

Xem toàn bộ