1015 lượt mua
Hotline:
02466878415NXB | Nhà xuất bản Tri thức | Người dịch: | Nguyễn Nguyên Hy |
Năm XB: | 2022 | Loại sách: | Sách giấy; Ebook; |
Khổ sách: | 16 x 24 | Số trang: | 510 |
Quốc gia: | Việt Nam | Ngôn ngữ: | vi |
Mã ISBN: | 9786044841748 | Mã ISBN Điện tử: |
Tác phẩm
Nước trên Trái Đất từ đâu đến?
Có phải “nước” từng có trên Trái Đất này cũng là thứ nước mà chúng ta đang có ở đây, mãi mãi, đúng theo nghĩa đen, hay vẫn đang được tạo ra thêm bằng cách nào đó trong vũ trụ? Lẽ nào mọi thứ nước ta sử dụng đều từng là “nước sinh học” trong cơ thể sinh vật nào đó, và chúng ta đang phải sử dụng thứ gọi là nước đã “cũ” hàng tỉ năm? Vì sao có thể nói bản thân nước không trở nên khan hiếm hơn, nó chỉ đơn giản trốn khỏi chỗ mà người ta quen tìm - nơi con người của mọi nền văn minh coi chuyện có sẵn nước là điều hiển nhiên - để xuất hiện ở một chỗ nào đó khác?
Nước ở vòi trong bếp, nước đóng chai nhập khẩu, nước tưới tiêu cho cây cối, các công trình thủy cho vận hành nền công nghiệp... cho đến nước siêu tinh khiết trong công nghiệp vi mạch điện tử, những cột nước cao 200 m ở đài phun cao nhất thế giới tại Dubai… được làm ra như thế nào? Phần đông chúng ta không biết. Nhưng tất cả đều sẽ được giải đáp trong cuốn Cơn khát khủng khiếp rất kì thú này của Charles Fishman, người đã ba lần giành Giải thưởng Gerald Loeb, giải thưởng danh giá nhất trong lĩnh vực báo chí kinh doanh, tài chính. Cuốn sách này của ông được sử dụng làm giáo trình đào tạo về thủy lợi trong nhiều trường đại học danh tiếng.
CƠN KHÁT KHỦNG KHIẾP chứng minh rằng chúng ta có mối liên hệ phức tạp, mâu thuẫn và mơ hồ với nước. Chúng ta thường tưởng mình hiểu biết về nước - những kiến thức có lẽ từng được dạy và học từ thời phổ thông hóa ra lại chỉ là những câu chuyện đầy khiếm khuyết. Ngày nay khi bước vào một kỉ nguyên mà sự khan hiếm nước phổ biến hơn, chúng ta mới nhận ra rằng mình hiểu quá sơ sài về nước. Hiểu biết về tính không bị hủy hoại của nước, tính tái sử dụng được của nó đang chứng tỏ là những tri thức sống còn của nhân loại.
Vì nước thường làm con người khổ sở với những thảm họa thiên nhiên - bão tố, lụt lội, băng tan… và cả hạn hán. Đó còn là những sự kiện có gốc gác văn hóa sâu xa: Bao nền văn minh nhân loại đã sụp đổ do những vấn nạn nước.
“Người ta từng nói nền văn minh hiện đại của chúng ta đã có một trăm năm “kỉ nguyên vàng” về nước, với cả ba thứ mà chúng ta vẫn coi là đương nhiên: thừa thãi, an toàn, và rẻ mạt. Vâng, nhưng khoa học và kinh tế học về nước gần đây đã chứng minh rằng cả ba phẩm chất ấy của “nước sống còn” sẽ không hiện diện cùng nhau nữa trong các thập kỉ sắp tới. Chúng ta có thể có nước thừa và rẻ, nhưng sẽ là “nước quay vòng”, dùng cho những việc như tưới cây, rửa xe, và có thể để uống; chúng ta chắc chắn phải uống nước an toàn, và nó có thể dư dật, nhưng sẽ không còn rẻ. Thời hoàng kim của nước sắp kết thúc. Chúng ta đang ở ngưỡng cửa của cuộc cách mạng nước hiện đại lần thứ hai, và sẽ làm thay đổi thái độ của chúng ta ít ra cũng mạnh mẽ như một trăm năm trước. Chúng ta có thành tựu vĩ đại vượt xa những thế hệ tiền bối là vì chúng ta có thể hiểu nước và có thể sử dụng nó một cách sáng suốt. Mọi thứ về nước là về sự đổi thay triệt để, tất nhiên, ngoại trừ bản thân nước”.
“Chúng ta đang ở khởi điểm của một thời đại mới về nước, một thời đại mà chúng ta cần sử dụng nước thông minh hơn, khởi điểm của một kỉ nguyên giành những quyền bình đẳng nước lớn hơn nhiều - một kỉ nguyên mà không một ai chết chỉ vì họ không thể có được nước do bị tước đoạt. Loài người đang phải đối mặt với nhiều vấn nạn về nước mà những tổ chức quốc tế trực thuộc Liên hợp quốc đã đề cập đến như tuyên bố gần đây về “Cuộc khủng hoảng nước toàn cầu”.
Cho nên, theo Charles Fishman, cuốn sách này là một nỗ lực “giải thoát nước khỏi bị xem nhẹ hơn là khỏi sự thiếu hiểu biết”. Cuốn sách này lí giải chủ yếu các vấn đề về mối quan hệ con người với nước, hơn là về bản thân nước. Chúng ta đòi hỏi một lối đi mới cho suy nghĩ về nước, một khởi điểm mới cho suy nghĩ về nước. Hầu hết chúng ta chưa từng suy nghĩ nhiều về nó. Chúng ta cần một khuôn khổ xã hội học để suy nghĩ về định mệnh của nước, vì số phận của nước là số phận của chúng ta. “Với một hệ thống nước bền vững, khi nhìn lại phía sau, bạn không hối tiếc quá khứ, và khi nhìn về phía trước thì bạn không lo sợ tương lai”.
“Ở bên cạnh dòng nước đẹp đẽ, tâm trạng khó mà buồn được. Những gì làm bạn bận lòng đều sẽ dịu đi khi bạn ở cùng với nước. Có dòng suối lung linh lanh lợi ở đó khiến bạn mỉm cười, cảm thấy dễ chịu hơn, bất kể đang vui hay đang buồn. Ở trong nước hầu như luôn luôn sảng khoái - bất kể là đang tắm, hay ở bể bơi, hay lướt sóng trên biển - cứ ở gần nước là sảng khoái”.
“Khi bạn nghĩ về những tính cách hấp dẫn đến thế của nước - mạnh mẽ, vui tươi, chan hòa, phong phú biểu cảm, rất điệu nghệ, cũng như rất hữu dụng hằng ngày - thì ngạc nhiên sao, có nhiều đến thế các tính cách của nước hệt như hình phản chiếu các tính cách người. Theo nghĩa tốt đẹp nhất, tâm hồn của nước và tâm hồn của chúng ta là đồng điệu”.
“Khi bạn gặp mọi người, dù thành thị hay nông thôn, đang giải quyết vấn nạn nước, bạn không giúp gì được họ, nhưng bạn sẽ rất ấn tượng về nghị lực, sức sáng tạo, tính hiếu kì, và quyết tâm của họ. Cộng đồng bị khan hiếm nước có ý thức thực tế rằng những vấn đề về nước đã bị xem nhẹ quá lâu, đến nỗi chỉ có cách nhìn thẳng vào vấn đề một cách trung thực, và giải thích chúng cho công chúng hiểu, mới là một bước đi căn bản khởi đầu việc giải quyết chúng”.
Như cái kết cho cuốn sách tràn đầy những áng văn chương xúc động về tính cách kì bí và cuốn hút của nước, đoạn cuối sách của Charles Fishman ngân vang tựa như chính nước là sự cảm ứng tâm hồn con người: nó thành một thứ biểu tượng tạo ra cảm hứng cho chủ nghĩa lạc quan vĩnh cửu. Vào ngày truy niệm mười năm thảm họa ngày 11 tháng Chín năm 2001, nước Mĩ đã khai trương tác phẩm Bức-Tường-Thác-Nước dựng trên “Đất Số Không”, hai cái hố sâu 30 foot mỗi cạnh 176 foot trên nền Tòa tháp đôi cũ. “Thứ chất liệu được chọn để truy niệm cuộc tấn công kinh hoàng nhất trong lịch sử vào nền văn minh Hoa Kì là nước. Nước, bình tĩnh và ủi an, suy tư và tôn nghiêm. Nước chảy, gột sạch cả thể xác và tâm hồn. Những thác nước thế chỗ cho Trung tâm Thương mại Thế giới, luôn lấp lánh kim quang dưới nắng, như ngân nga những lời ủi an, song như cũng lặng lẽ kiên trì đòi sự đổi mới. Nước đem lại niềm lạc quan không thể thiếu ngay giữa nơi từng là thảm kịch của quốc gia”.
Tác giả
Charles Fishman (sinh năm 1961) là tác giả đã ba lần giành giải Gerald Leob Award, giải thưởng cao quý nhất dành cho báo chí tài chính và kinh doanh.
Các tác phẩm tiêu biểu:
Bình luận