Giáo dục trẻ em
Những bài giảng đầu tiên về giáo dục
4.5
626
Lượt xem
22
Đã bán
Chọn sản phẩm
80.500₫ 115.000₫
Vô thời hạn
  • Vô thời hạn
69.000₫
Thành tiền 80.500₫
Thông tin xuất bản
NXB
Nhà xuất bản Tri thức
Người dịch:
Nguyễn Hồng
Năm XB:
2022
Loại sách:
Sách giấy; Ebook;
Khổ sách:
13 x 20.5
Số trang:
226
Quốc gia:
Việt Nam
Ngôn ngữ:
vi
Mã ISBN:
9786043404210
Mã ISBN Điện tử:
9786044841830

Một trong những chìa khóa lí giải khả năng thấu hiểu và thành công trong nhiều lĩnh vực của Rudolf Steiner nằm ở thực tế là ông có kiến thức uyên thâm về triết học, tâm linh và thần học cũng như được giáo dục, đào tạo một cách khoa học và là bậc thầy thực hành. Cả cuộc đời, Rudolf Steiner là một “người thực hiện”, có khả năng chăm sóc bản thân và những người xung quanh. Ông có thể nhận định bất kì nhiệm vụ hoặc tình huống nào, sau đó hành động để giải quyết thành công vấn đề. Do đó, dù được trời phú cho nhiều tài năng bẩm sinh, theo nhiều cách hiểu, Steiner là một người đàn ông tự thân. Quả thực, chính sự kết hợp giữa tính thực dụng, sự chăm chỉ cùng tài năng thiên bẩm về mặt tâm linh đã giúp ông hoàn thành sứ mệnh của mình.

Từ góc nhìn bên ngoài và từ góc nhìn xã hội, hoàn cảnh khi ông ra đời dường như không thể tiên đoán nhiều về con người đã được định sẵn là nắm giữ một vai trò quan trọng trong lịch sử thế giới.

 

Các bài giảng trong cuốn sách GIÁO DỤC TRẺ EM được tập hợp từ năm 1906 đến năm 1912 và đã có từ trước khi thành lập trường Waldorf đầu tiên năm 1919. Tuy nhiên, nhiều nguyên tắc của lí thuyết và thực hành giáo dục Waldorf sẽ được tìm thấy trong các bài giảng này. Tất nhiên, trọng tâm có chút khác biệt vì khi các bài giảng này được đưa ra, chưa có trường học thực tế để các nguyên tắc quan trọng mà Rudolf Steiner mô tả được đưa vào thực hành. Steiner đã thấy rất rõ ràng: các trường học phải được xây dựng để qua đó các chân lí của khoa học tâm linh có thể được thể hiện trên thực tế vì lợi ích của con người và sự tiến hóa đang diễn ra của loài người:

 

Khoa học tâm linh, với đặc tính và khuynh hướng vốn có, có nhiệm vụ cung cấp một khái niệm thực tế về thế giới - một ngành khoa học hiểu được bản chất của cuộc sống con người… Vì khoa học tâm linh không phải để trở thành một lí thuyết xa rời cuộc sống, chỉ đơn thuần phục vụ sự tò mò hay khao khát tri ​​thức của con người. Nó cũng không có ý định trở thành công cụ cho một số người vì những lí do ích kỉ muốn đạt được sự phát triển cao hơn cho chính họ. Không, khoa học tâm linh có thể tham gia và hoạt động trong các nhiệm vụ quan trọng nhất của con người hiện đại và thúc đẩy hơn nữa sự phát triển của họ vì phúc lợi của loài người.

 

Nói cách khác, nếu đổi mới tâm linh được hứa hẹn bởi thần học không phải là một lời hứa suông thì khoa học tâm linh “phải đưa ra được những phương tiện hữu hiệu và thiết thực nhất để giải quyết những vấn đề cấp thiết của cuộc sống hiện đại”. Tất nhiên, giáo dục là một vấn đề như vậy. Tuy nhiên, Steiner thấy khá rõ ràng rằng bất cứ chỉ dẫn nào mà khoa học tâm linh có thể cung cấp cho sự phát triển của giáo dục đều không được có hình thức là một chương trình trừu tượng mà phải phát sinh một cách tự nhiên từ bản chất của trẻ em, con người đang tiến hóa, trong đó chứa đựng hạt giống tương lai của chính nó.

Do đó, các bài giảng này phần lớn là mang tính mô tả. Trong đó, Rudolf Steiner mô tả bức tranh con người là thực thể gồm bốn phần - cơ thể vật lí, cơ thể sinh lực hay cơ thể ether (life-body hay etheric body), cơ thể cảm xúc hay cơ thể astral (sentiment body hay astral body), và cái Tôi - chỉ ra cách các thành phần này hoạt động cùng nhau trong con người đang tiến hóa, cũng như trong nhân loại nói chung. Bất kì nhà giáo dục nào nhận ra sự tương tác này ở đứa trẻ đang phát triển sẽ giảng dạy khác đi và sẽ dạy các môn học khác nhau, tùy theo độ tuổi và tình trạng của trẻ. “Giáo dục trẻ em dưới ánh sáng của khoa học tâm linh” là bài giảng đầu tiên, dài nhất, nổi tiếng nhất và được yêu thích nhất trong cuốn sách này, đưa ra ý nghĩa của quan điểm này một cách thuần thục. Ban đầu được giảng công khai tại tòa nhà Architektenhaus (Kiến trúc sư) ở Berlin vào ngày 10 tháng 01 năm 1907 như bài giảng sáng lập của sư phạm khoa học tâm linh, sau đó bài giảng được đăng trên tạp chí Lucifer-Gnosis vào tháng 4 cùng năm.

Các bài giảng khác, một mặt cho phép độc giả hiểu rõ hơn về Rudolf Steiner, mặt khác giúp mở rộng các ý tưởng về “giáo dục trẻ em”. Các bài giảng này cho thấy tình yêu vị tha của Steiner đối với con người, chủ nghĩa lí tưởng và tính thực tiễn của ông, đồng thời mang đến nguồn cảm hứng và nhiều hiểu biết hữu ích cho giáo viên và phụ huynh.

 

Bình luận

0/1500

Tuyển tập hay nhất

Tuyển tập hay nhất