Nhân học xã hội và nhân hoá
4.5
554
Lượt xem
6
Đã bán
Chọn sản phẩm
Vô thời hạn
  • Vô thời hạn
56.000₫
Thành tiền 56.000₫
Thông tin xuất bản
NXB
Nhà xuất bản Tri thức
Người dịch:
Tiết Hùng Thái
Năm XB:
2017
Loại sách:
Ebook;
Khổ sách:
13 x 20.5
Số trang:
276
Quốc gia:
Việt Nam
Ngôn ngữ:
vi
Mã ISBN:
9786043406550
Mã ISBN Điện tử:
9786043402346

1.Tác giả
Peter Just. Giáo sư nhân học với lĩnh vực nghiên cứu: luật và giải quyết tranh chấp, tôn giáo và ma thuật, nghiên cứu liên văn hóa về nhân cách và xúc cảm, v.v. 

John Manghan. Giáo sư nhân học với lĩnh vực nghiên cứu: nhân học văn hóa, nhân học và lịch sử, tôn giáo và các phong trào ruộng đất.

2. Nội dung 

Nhân học sinh ra từ giao lộ cuộc khám phá của người Âu, chủ nghĩa thực dân, và khoa học tự nhiên.

Trong thế kỉ 19, những nhà nhân học đầu tiên, chịu ảnh hưởng của cùng những trào lưu triết học dẫn tới cuộc cách mạng Darwin, quan tâm đến việc tái hiện các giai đoạn tiến hóa của xã hội và văn hóa.

Những gương mặt như Edward Tylor và Lewis Henry Morgan đã công bố những tác phẩm có ảnh hưởng lần tìm lại mọi việc từ những hệ thống chữ viết đến các phong tục cưới xin, từ những nguồn gốc nguyên thủy xa xưa nhất đến những biểu hiện hiện đại nhất.

Vào đầu thế kỉ trước, các nhà nhân học đã khai mở những công trình trí tuệ khác, và quan trọng hơn cả là, đã không thỏa mãn với việc dựa vào những mô tả của các quan chức thực dân, những giáo sĩ thừa sai, những khách du lịch, và những người không chuyên môn khác để lấy dữ liệu ban đầu. Họ bắt đầu đi đến những “thực địa“ như những nhà dân tộc học (ethnographer) để trực tiếp thu thập những thông tin ban đầu của họ.

Mặc dù nhân học đã thay đổi nhiều từ thời các nhà dân tộc học tiên phong ấy, dân tộc học vẫn là cái phân biệt nhân học khỏi các môn khoa học xã hội khác, và tầm quan trọng của khảo sát dân tộc học là điều mà có lẽ tất cả các nhà nhân học đều nhất trí.

Vào đầu thế kỉ 20 nhân học chủ yếu quan tâm đến những xã hội quy mô nhỏ, công nghệ đơn giản. Một phần là do cái mong muốn ghi lại những lối sống nhanh chóng thay đổi khi chủ nghĩa thực dân đến (mặc dù sẽ là sai lầm nếu giả định rằng các xã hội này trước khi tiếp xúc với phương Tây dường như không thay đổi hay thậm chí thực sự cô lập) và một phần là do mong muốn đạt được những hình thức “thực chất”, “sơ yếu” của những thiết chế nhân loại (mặc dù cũng sẽ là sai lầm nếu giả định rằng các vấn đề như tôn giáo và luật pháp dường như “cơ bản” hơn trong những xã hội ấy).

Trong phần cuối thế kỉ 20, nhân học dòng chính đã tách khỏi cái nhìn bản thân nó như một khoa học trong truyền thống các khoa học vật lí, và áp dụng một cách tiếp cận dễ hiểu, nhân văn hơn. Nó cũng chuyển tiêu điểm của nó từ những mối quan tâm bên ngoài, những xã hội nông thôn, quy mô nhỏ, ngoài phương Tây sang những nhóm có thể đã mang tầm nhìn xã hội học, như các công đoàn, các câu lạc bộ xã hội, các cộng đồng di cư, có trong các bối cảnh đô thị và công nghiệp hóa.

Tuy nhiên, nhân học vẫn còn tương thích một cách rộng rãi trong phạm vi của nó, chú ý đến tất cả các xã hội và xử lí chúng như có tầm quan trọng ngang nhau. Và nhân học tiếp tục cắm rễ vững chắc vào sự phong phú mô tả nhờ những cuộc gặp gỡ riêng biệt giữa các nhà nhân học với những con người và những địa điểm cụ thể nhất định.


Trong phần tốt đẹp nhất của nó, nhân học cung cấp cái khung hạn định cho những ai cố cất giữ những thành kiến riêng của họ như những nguyên lí phổ quát. Nó đã tích lũy một hồ sơ về tài năng sáng tạo, sức bật, đam mê và, than ôi, sự sa đọa của con người để cho các thế hệ tương lai nghiền ngẫm, và nó đã tạo ra những công cụ độc đáo và có giá trị để hiểu tính muôn vẻ của các nền văn hóa và các xã hội của con người. Xem xét tất cả mọi thứ, đó là một chiến công chẳng tầm thường.

Bình luận

0/1500

Sách xem nhiều nhất

Suy tưởng

3422 lượt xem

Nguồn gốc các loài

2861 lượt xem

Căn phòng riêng

2631 lượt xem

Tuyển tập hay nhất

Tuyển tập hay nhất

Xem toàn bộ