1015 lượt mua
Hotline:
02466878415NXB | Nhà xuất bản Tri thức | Người dịch: | |
Năm XB: | 2023 | Loại sách: | Ebook; |
Khổ sách: | 19 x 27 | Số trang: | 378 |
Quốc gia: | Việt Nam | Ngôn ngữ: | vi |
Mã ISBN: | Mã ISBN Điện tử: | 9786043409505 |
Giáo sư Trần Phương tên thật là Vũ Văn Dung, sinh năm 1927, tại huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên. Năm 16 tuổi, khi đang là học sinh trường Bưởi, ông đã được giác ngộ và tự nguyện đi theo con đường cách mạng. Kể từ đó, ông lao vào hoạt động, xả thân vì lý tưởng, sẵn sàng hiến dâng tuổi thanh xuân cho đất nước. Năm 18 tuổi ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam; 19 tuổi làm Bí thư Huyện ủy; 20 tuổi được tín nhiệm bầu vào tỉnh ủy viên, một năm sau, khi mới 21 tuổi, ông đã giữ trọng trách làm Phó bí thư Tỉnh ủy tỉnh Hưng Yên.
Thời kỳ này hoạt động của Đảng đang phải trải qua muôn vàn khó khăn, nguy hiểm, những Đảng viên trung kiên được tín nhiệm giữ vị trí lãnh đạo càng cao, thì càng bị truy lùng gắt gao, khả năng bị bắt, bị tra tấn, tù đày, bị hy sinh càng lớn. Biết vậy, nhưng ông vẫn dấn thân, vẫn quyết tâm không lùi bước. Kháng chiến thắng lợi, ông được phân công đảm nhận nhiều vị trí khác nhau, cuộc đời hoạt động sau này của ông gắn với nhiều lĩnh vực, trong đó tập trung chủ yếu vào lĩnh vực nghiên cứu và quản lý kinh tế. Ông từng giữ các chức vụ quan trọng, như Viện trưởng, Thứ trưởng, Bộ trưởng, Phó Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng, Đại biểu Quốc hội, Ủy viên dự khuyết (Khóa IV), rồi Ủy viên chính thức (Khóa V), Ban chấp hành trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam. Những đóng góp của ông trong thời kỳ “Một thời hào hùng” của dân tộc đã được lịch sử chứng kiến, được Đảng, Nhà nước và Nhân dân ghi nhận. Điều chúng tôi muốn nhấn mạnh ở đây là sự nghiệp của ông sau khi nghỉ hưu.
Năm 1993 ông rời chính trường, bắt đầu thực hiện hòai bão của mình là mở trường dạy học. Sau khi cùng các sáng lập viên vượt qua rất nhiều khó khăn, đến năm 1996, ngôi trường mà ông dành nhiều tâm huyết – Trường Đại học Dân lập Quản lý và Kinh doanh Hà Nội (nay là Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội), được thành lập và tuyển sinh khóa đầu tiên. Đến nay, trải qua 28 năm, dưới sự dẫn dắt của ông, với tư cách là nhà sáng lập và trực tiếp làm Hiệu trưởng, Trường đã và đang đào tạo hàng trăm nghìn sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh, cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước và cho các nước bạn. Trường đã thu hút trên một nghìn cán bộ, giáo viên gồm các giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, những chuyên gia, những nhà sư phạm và nhà quản lý giỏi, là những tinh hoa trong rất nhiều lĩnh vực, cùng nhau quy tụ quanh ông để xây dựng và phát triển Trường. Kết quả là, chỉ sau một thời gian ngắn, từ chỗ phải đi thuê cơ sở để đào tạo và làm việc, ngày nay cơ ngơi, cơ sở vật chất của Trường đã khang trang, bề thế, giá trị vật chất của Trường đã lên đến hàng nghìn tỷ đồng. Uy tín xã hội của Trường ngày một được nâng cao. Có được thành quả đó là nhờ công lao đóng góp của nhiều thế hệ, nhưng người khởi xướng, nhà sáng lập số một, người thắp lửa và tạo động lực cho sự hình thành và phát triển của Trường là Giáo sư Trần Phương. Đó là lý do tại sao khi nói về Trần Phương, những người biết ông, những người đã từng cộng tác và làm việc với ông, đặc biệt là cán bộ, giảng viên và người lao động của Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội đều thể hiện sự kính trọng, khâm phục và ngưỡng mộ ông. Họ ngưỡng mộ về trí tuệ, sự uyên bác, khâm phục về tầm nhìn, sự sáng suốt, phong cách lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, kính trọng về sự bao dung và lòng nhân ái của ông. Trong số họ, có người đã sát cánh bên ông ngay từ những ngày đầu “khai quốc”, có người đầu quân cho ông khi Trường đang bước vào giai đoạn trưởng thành, cũng không ít người tuổi đời còn rất trẻ, chưa được làm việc nhiều với ông, chưa hiểu hết những khó khăn của Trường trong suốt quá trình hình thành, xây dựng và phát triển. Tuy nhiên, bất kể tuổi tác, bối cảnh, hoàn cảnh, bất kể thời gian tiếp xúc, làm việc, trong tâm thức của họ, Giáo sư Trần Phương đều được biết đến như một con người có sức hút đặc biệt, ai cũng cảm thấy vinh dự và tự hào khi được cùng ông đóng góp một phần công sức, trí tuệ của mình cho sự nghiệp cao cả “Vì lợi ích trăm năm - trồng người” – Sự nghiệp giáo dục và đào tạo.
Bình luận