Hotline:
024 3944 7279![]() | Nhà xuất bản Tri thức | ![]() | Bùi Lưu Phi Khanh |
![]() | 2021 | ![]() | Ebook; |
![]() | 14,5 x 20,5 cm | ![]() | 447 |
![]() | ![]() | vi | |
![]() | 9786043400250 | ![]() | 9786043401400 |
1. Tác giả:
Murray Stein, sinh năm 1943, Chủ tịch Hội Phân tích Tâm lí học phân tích thế giới nhiệm kì 2001-2004, từng học tập và lấy bằng tiến sĩ tại Đại học Yale và Viện C.G.Jung ở Chicago. Ông đã thực hành phân tích tâm lí trong hơn hai mươi năm, và hiện nay đang giảng dạy tại Viện C.G.Jung ở Chicago. Một số tác phẩm đã xuất bản của ông là: Practicing Wholeness (1996), Transformation: Emergence of the Sefl (1998), và đặc biệt là Junglian Psychoanalysis (tái bản lần thứ 2 năm 1995). Murray Stein đã xuất bản nhiều tác phẩm nghiên cứu có giá trị về học thuyết tâm lí của C.G.Jung và cuốn mới nhất là The Principle of Individuation (2007).
2. Tác phẩm:
Bản đồ tâm hồn con người của Jung là cuốn sách mang tính dẫn nhập vào những công trình trừu tượng của một trong những bộ óc vĩ đại nhất thế kỉ XX – C.G.Jung. Được viết bởi Murray Stein, một nhà tâm lí học có thâm niên nghiên cứu lí thuyết của Jung, cuốn sách được đánh giá là giải thích khá tốt các khái niệm, đưa ra một cái nhìn mang tính khái quát và đơn giản, thống nhất và toàn diện về tầm nhìn tư tưởng của Jung. Cuốn sách cũng được kì vọng sẽ cung cấp những kiến thức nền tảng để hiểu sâu hơn về thế giới bên trong tâm hồn con người.
“Có một câu chuyện học trò kể về Jung ở Zurich. Có một lần bị phê phán về sự không nhất quán trong một vài điểm của lí thuyết, ông đã trả lời: “Tôi đã để mắt tôi vào ngọn lửa trung tâm, và cố gắng đặt nhiều tấm gương xung quanh để trình chiếu nó cho những người khác. Thỉnh thoảng mép của những tấm gương đó tạo ra khoảng trống và không khớp với nhau chính xác. Tôi không thể làm gì hơn. Hãy nhìn vào những gì mà tôi đã cố gắng chỉ ra”.
Tôi coi nhiệm vụ của mình là mô tả chính xác nhất có thể những gì mà Jung chỉ ra trong những tấm gương đó. Nó là một cái nhìn đã trụ vững được trước nhiều người thuộc thế hệ chúng ta và có lẽ là một cái nhìn thấy trước được tương lai. Trên tất cả, những tác phẩm của ông đưa ra cho chúng ta những hình ảnh về một bí ẩn lớn, đó là tâm thần con người”.
(Trích Dẫn nhập, Bản đồ tâm hồn con người của Jung – Murray Stein)
Nhà xuất bản Tri thức làm việc với Khoa Triết Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc gia Hà Nội)
Ngày 15/3/2023, tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc gia Hà Nội), Nhà xuất bản Tri thức đã có cuộc gặp mặt với Khoa Triết. Cuộc gặp đã mở ra nhiều cơ hội hợp tác, trao đổi và hỗ trợ lẫn nhau trong việc cung cấp, phổ biến những tác phẩm tinh hoa nổi bật trong kho tàng tri thức nhân loại của Nxb Tri thức đến với hơn 10.000 sinh viên trường Đại học Quốc gia.
Thảo luận về cuốn sách: KHẢ THỂ CỦA MỘT ĐỨC HỌC NHO GIÁO TRONG SÁCH TỨ THƯ
Thảo luận và chia sẻ cùng tác giả Phạm Văn Chung với cuốn sách: KHẢ THỂ CỦA MỘT ĐỨC HỌC NHO GIÁO TRONG SÁCH TỨ THƯ 🩸 Thời gian: 15h30 thứ Tư ngày 15/03/2023 🩸 Địa điểm: Phòng 206, Nhà G, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội ) - số 336 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội. ------------ Cuộc va chạm- so sánh Tây - Đông hiện nay xét cả hai chiều, cho phép chúng ta có thể hiểu chính xác, sâu sắc và toàn diện hơn Nho giáo cả về những ưu điểm, giá trị và những thiếu sót, hạn chế của nó dựa trên các tiếp cận, phương pháp mới. Sách Khả thể của một đức học Nho giáo trong sách Tứ Thư cho thấy Nho-Khổng giáo chứa đựng một học thuyết-triết học về đức (không phải về “đạo đức”) trong tiềm năng, khả năng, trong cái có thể có của nó. Theo tác giả, đây là giá trị lớn nhất của quan niệm Nho giáo về đức nói chung. Bên cạnh những kiến thức phục vụ cho công việc nghiên cứu chuyên sâu, người đọc còn có thể thấy những giá trị không thể phủ nhận từ những xem xét, cách hiểu của các nhà tư tưởng Nho giáo về những đức cụ thể cơ bản của quân tử như thành, hiếu, nhân, nghĩa, trí, dũng, tín, liêm, v.v. khi thấy chúng như những đức của chính con người, của chính mình.
Cái giá của sự bất bình đẳng
Vietnamhoinhap - 09/02/2023 lúc 22:15 (GMT) Gần như ở khắp mọi nơi, mọi người đều quan tâm đến vấn đề bất bình đẳng ngày càng gia tăng, đặc biệt là với tầng lớp thượng lưu. Gần như ở khắp mọi nơi, suy thoái kinh tế đã làm cho tình hình trở nên tồi tệ, đặc biệt là với tầng lớp trung lưu và tầng lớp dưới. Nhưng ở mỗi quốc gia, cuộc tranh luận lại tập trung vào những vấn đề khác nhau...
Bình luận