61 lượt mua
Hotline:
02466878415NXB | Nhà xuất bản Tri thức | Người dịch: | Đinh Tuấn Minh, Phạm Thế Anh |
Năm XB: | 2015 | Loại sách: | Sách giấy; |
Khổ sách: | 16 x 24 | Số trang: | 552 |
Quốc gia: | Ngôn ngữ: | vi | |
Mã ISBN: | Mã ISBN Điện tử: |
1) Dẫn nhập
Ngày nay, nền KTTT đã trở nên phổ biến trên toàn thế giới. Giá trị mà nó mang lại cho đời sống vật chất cũng như tinh thần của con người đã được thừa nhận. Những tranh cãi, nếu có, chủ yếu nằm ở các khía cạnh KTTT có thể gây ra một số ngoại ứng tiêu cực cho phúc lợi xã hội đối với một bộ phận dân cư hoặc một nhóm ngành nghề nào đó. Ngay tại Việt Nam, sau một thời gian dài bị ghẻ lạnh, nền KTTT đã được công nhận và đi vào cuộc sống kể từ sau Đổi mới đến nay. Nhờ áp dụng cơ chế thị trường, từ một quốc gia nghèo, với mức GDP bình quân đầu người chỉ ở mức 140 USD vào năm 1992, Việt Nam đã trở thành một nền kinh tế lớn nằm trong nhóm 50 quốc gia trên thế giới, với mức GDP bình quân đầu người đạt xấp xỉ 2.030 USD vào năm 2014.
Mặc dù đã được thừa nhận rộng rãi, mức độ áp dụng cơ chế thị trường tại các nền kinh tế, bao gồm cả các nền kinh tế đã phát triển và đang phát triển, là khác nhau. Tuy nhiên, chúng ta không dễ dàng có thể phân biệt được sự khác biệt này. Nếu như trước đây, sự phân biệt giữa nền KTTT và nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung là khá rõ ràng, dựa chủ yếu vào chế độ sở hữu về tư liệu sản xuất – một bên là tư hữu và bên kia là công hữu, thì ngày nay sự phân biệt sẽ là ở mức độ chính phủ can thiệp vào các quá trình vận động của thị trường. Nếu chính phủ không đảm nhiệm được các chức năng cần thiết của mình trong nền KTTT hoặc có những hành động vượt quá các chức năng cần có của mình thì sự phát triển của thị trường sẽ bị kìm hãm.
Điều này hàm ý rằng tồn tại một mô hình nền KTTT chuẩn hay lý tưởng (ideal form), làm cơ sở để chúng ta đánh giá mức độ phát triển của các nền KTTT trong thực tiễn. Chúng ta gọi mô hình này là nền KTTT tự do (laissez-faire). Trong nền KTTT lý tưởng này, toàn bộ tư liệu sản xuất đều được sở hữu bởi tư nhân (hoặc bởi các chủ thể được hình thành từ sở hữu tư nhân); tất cả các hoạt động kinh tế, bao gồm trao đổi, sản xuất, và tiêu dùng, đều trên cơ sở tự nguyện, không bị ép buộc; giá cả và lợi nhuận/thua lỗ được hình thành từ các hoạt động kinh tế trở thành tín hiệu để các tác nhân trong nền kinh tế sáng tạo và phân bổ nguồn lực một cách có hiệu quả. Nhà nước trong mô hình kinh tế này là một nhà nước tối thiểu, có quyền lực bị giới hạn chỉ vào các hoạt động bảo vệ quyền sở hữu và duy trì công lý bình bằng cho mọi người (Mises, 1963 [1949]).
Rõ ràng nền KTTT tự do như định nghĩa ở trên khác biệt với nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung dựa trên công hữu về tư liệu sản xuất và hệ quả là các trao đổi dựa trên mệnh lệnh kế hoạch hoá. Nó cũng khác với các nền kinh tế can thiệp, tại đó mặc dù sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất vẫn là chủ đạo, nhưng các trao đổi trong nền kinh tế bị tác động bởi các chính sách can thiệp có chủ ý của chính phủ nhằm mang lại lợi ích cho một số nhóm người nhất định trong khi gây tổn hại cho những nhóm còn lại.
………………
Bình luận