Hotline:
0838323839![]() | Nhà xuất bản Tri thức | ![]() | Hiếu Tân |
![]() | 2022 | ![]() | Sách giấy; |
![]() | 16 x 24 cm | ![]() | 344 |
![]() | ![]() | vi | |
![]() | 9786043400977 | ![]() |
1.Tác giả
* Tiến sĩ Colette Gray là nhà tâm lí học phát triển tại Đại học Stranmillis, Viện Đại học Nữ hoàng ở Belfast. Bà là giảng viên chính về Nghiên cứu tuổi thơ và có 20 năm nghiên cứu và giảng dạy các chương trình đại học và sau đại học về giáo dục và phát triển trẻ em. Là biên tập viên của Tạp chí Quốc tế về Giáo dục Mầm non, bà tiếp tục phát triển hứng thú nghiên cứu của mình với trẻ nhỏ và các nhóm bị thiệt thòi, tạo ra các hướng dẫn đạo đức ban đầu cho những người thực hành làm việc với trẻ em và các nhóm dễ bị tổn thương (EECERA, 2014)
*Tiến sĩ Sean MacBlain là giảng viên cao cấp về Giáo dục và tâm lí học phát triển tại Đại học Stranmillis, Viện Đại học Nữ hoàng ở Belfast, giáo sư chuyên gia về chứng khó đọc tại trường độc lập Millfield. Ông là tác giả được quốc tế công nhận, với nhiều ấn phẩm đã được dịch rộng rãi và được sinh viên, học viên và học giả trên khắp thế giới sử dụng.
Các tác phẩm chính:
2. Tác phẩm
Cuốn sách này cung cấp một cái nhìn tổng thể, toàn diện về việc học của trẻ em thông qua việc giới thiệu triết lí của các triết gia (John Locke, Jean-Jacques Rousseau, John Dewey) và học thuyết của các nhà khoa học như (Pavlov, Watson); các nhà lí thuyết và thực hành giáo dục (Froebel, Maria Montessori, Rudolf Steiner, Rachel và Margaret McMillan, Piaget, Vygotsky, Bandura, Bronfenbrenner, Bruner). Các lí thuyết được phân tích, phê phán, so sánh với nhau, vì như lời các tác giả “không có lí thuyết đơn lẻ nào có thể giải thích đầy đủ việc học của trẻ em. Mặt khác, mọi lí thuyết đều có các yếu tố hữu ích và vẫn còn nhiều điều để khám phá”.
Trong lần xuất bản thứ hai (2015), cuốn sách đã được bổ sung hai chương mới: Chương 2 (Các quá trình phát triển làm nền cho học tập: Vai trò của lí thuyết và triết lí) và Chương 11 (Bản chất thay đổi của việc học) và mở rộng, cập nhật các chương khác, đưa thêm vào những bằng chứng từ hình ảnh thần kinh và các nghiên cứu quốc tế nhằm xác định các quá trình làm nền tảng cho việc học của trẻ em. Ngoài ra còn có một trang web đồng hành, với các bài báo, tạp chí để đọc cùng với mỗi chương, và đường dẫn (liên kết mạng) đến các video thảo luận về các lí thuyết và phương pháp chính.
Cuốn sách này cần thiết cho mọi giáo viên, phụ huynh, những người làm công tác giáo dục và cho bất kì ai muốn tìm hiểu con đường học tập của trẻ em, để hiểu trẻ em học tập và suy nghĩ như thế nào.
Lễ công bố Quyết định về công tác cán bộ Nhà xuất bản Tri thức
Chiều 24/5, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam tổ chức Lễ công bố Quyết định về công tác cán bộ. Tham dự buổi Lễ, về phía Bộ Tư pháp, có ông Nguyễn Quang Thái Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự; bà Phan Thị Hồng Hà Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ; đại diện một số đơn vị thuộc Bộ Tư pháp. Về phía Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam có Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam Phan Xuân Dũng, ông Phạm Quang Thao Bí thư Đảng uỷ, Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam...
Nước Pháp - Cánh cửa mở vào thế giới hiện đại
"Một trong những thành tựu quan trọng của nghiên cứu văn học Việt Nam sau năm 1986 ngay từ cuối thế kỉ 20 chính là bộ Lịch sử văn học Pháp. Bao quát một lịch sử kéo dài từ thế kỉ 17 cho đến giữa thế kỉ 20 bộ sách không chỉ là lịch sử văn chương, mỹ văn của nước Pháp lục địa mà còn là một lịch sử của tư tưởng nhân văn được thể hiện qua văn học bằng tiếng Pháp. Chính vì vậy nên trước khi Những lời bộc bạch, Emile hay về giáo dục, Chàng ngây thơ, Cháu ông Rameau được dịch trọn vẹn sang tiếng Việt thì những nhà Khai sáng Pháp như J.J.Rousseau, D. Diderot hay Voltair đã được đưa vào chương trình giảng dạy ở bậc Đại học và trước khi Thuyết hiện sinh là một thuyết nhân bản được dịch đầy đủ sang tiếng việt thì cùng với Camus, Sartre cũng đã được giới thiệu với sinh viên và người đọc Việt".
Hướng nhìn về tương lai của Văn học Pháp tại Việt Nam
NXB Tri thức và Viện Pháp tại Hà Nội vừa tổ chức Tọa đàm 'Dấu ấn văn hóa Pháp qua một số tác phẩm xuất bản tại Việt Nam'.
Bình luận