79 lượt mua
Hotline:
02466878415NXB | Nhà xuất bản Tri thức | Người dịch: | Nguyễn Nghị |
Năm XB: | Loại sách: | Sách giấy; | |
Khổ sách: | 14.5 x 20.5 | Số trang: | 384 |
Quốc gia: | Ngôn ngữ: | vi | |
Mã ISBN: | Mã ISBN Điện tử: |
GIỚI THIỆU SÁCH
Tác phẩm “Các nhà tư tưởng lớn của Kitô giáo” là một nhập môn vào thần học Kitô giáo. Thần học ở đây được Hans Küng xem xét trong quá trình thực hành, thần học trong dự phóng cuộc đời, thần học như được phản ánh trong những nhân vật mang tính hệ hình của lịch sử Kitô giáo, những nhà tư tưởng lớn của Kitô giáo tiêu biểu cho cả một thời đại. Những “nhân vật mang tính hệ hình” đó là: bốn nhà thần học Công giáo Phaolô, Origen, Augustinô, Thomas Aquinas, và ba nhà thần học Tin lành Martin Luther, Schleiermacher và Karl Barth. Bảy nhà tư tưởng lớn của Kitô giáo không chỉ giúp chúng ta hiểu được thời đại của họ mà với thế giới xa lạ của mình họ cũng giúp chúng ta hiểu tốt hơn thực tại của của ngày hôm nay.
Trích lời giới thiệu của người dịch
Về tác giả
Hans Küng là một tác giả quen thuộc trong, và cả ngoài Công giáo. Ông sinh năm 1928 tại Sursee (Thụy Sĩ). Cử nhân thần học tại Đại học Grêgôriô (Roma) và thụ phong linh mục năm 26 tuổi, làm luận án tiến sĩ về Karl Barth - một thần học gia Tin lành, một trong bảy nhà thần học được ông giới thiệu trong tập sách này, tại Học viện Công giáo Paris. Ông được giao phụ trách một giáo xứ tại Lucerne. Năm 32 tuổi, ông được chỉ định làm giáo sư thần học tại Đại học Tübingen. Giáo hoàng Gioan XXIII đã chỉ định ông làm chuyên viên thần học chính thức, - cũng như thần học gia Joseph Ratzinger, nay là Giáo hoàng Bênêđictô XVI - của công đồng chung Vatican II, một Hội nghị các giám mục trên toàn thế giới (1962-1965). Lúc này ông mới 35 tuổi và là một trong những nhà cố vấn chính thức trẻ tuổi nhất của công đồng. Công đồng này được xem như một cuộc cải tổ lớn trong giáo hội Công giáo theo chiều hướng cởi mở, một aggiornamento*, sự cập nhật hóa chính mình, vì thế là một bước ngoặt quan trọng của lịch sử giáo hội Công giáo. Giáo hoàng XXIII và công đồng chung Vatican II trở thành một trong những điểm quy chiếu của Hans Küng khi bàn về tổ chức của giáo hội, vai trò của giáo hoàng và guồng máy điều hành của Roma trong giáo hội. […]
Tác phẩm
Tập sách nhỏ có tựa đề là CÁC NHÀ TƯ TƯỞNG LỚN CỦA KITÔ GIÁO [Grosse christliche Denker] này, như ông viết trong phần Dẫn nhập, là một nhập môn thần học Kitô giáo. Nhưng là “một kiểu nhập môn không mấy quen thuộc”, như tác giả viết. Thần học được ông giới thiệu ở đây chính là “Thần học đang ở trong quá trình thực hành, thần học trong phác thảo sống động, thần học như được phản ánh bởi những nhân vật mang tính hệ hình [paradigmatischer] của lịch sử Kitô giáo – những nhà tư tưởng lớn của Kitô giáo tiêu biểu cho cả thời đại”. Những “nhân vật mang tính hệ hình” được Hans Küng chọn giới thiệu trong tập sách này là: Phaolô (?-60), Origen (185-251), Augustinô (354-430), Thomas Aquinas (1224/5-1274), Martin Luther (1483-1546), Schleiermacher (1768-1834) và Karl Barth (1886-1968). Trong số này, bốn vị đầu là các nhà thần học Công giáo, ba vị sau là các nhà thần học Tin lành.
[…]
Các nhà thần học được Hans Küng chọn giới thiệu trong tập sách này được xem là những tác giả lớn. “Tác giả lớn”, ở đây, như tác giả viết ở phần Dẫn nhập, không có nghĩa là đã viết nhiều, tuy rằng, trong thực tế, trừ Phaolô, tất cả các tác giả đều đã để lại gần như một thư viện nhỏ gồm các tác phẩm họ đã viết, và một thư viện khác gồm những sách người ta đã viết về họ. “Lớn” ở đây chủ yếu chỉ tầm quan trọng các nhà thần học này đã thực hiện trong lịch sử thần học Kitô giáo, những người đã thực hiện, đã khởi đầu hay hoàn tất những bước ngoặt trong lịch sử thần học Kitô giáo.
Để diễn tả tầm quan trọng của mỗi nhà thần học được đề cập đến trong tập sách này, Hans Küng đã sử dụng từ Paradigma, chúng tôi tạm dịch là hệ hình[1], và thay đổi hệ hình [Paradigmenwechsel] để làm chuẩn mực phân tích bảy tác giả được nêu trên.
- [1] Một số từ điển, tự vựng Thần học Việt Nam dịch từ này bằng nhiều cách khác nhau:
Nhóm phiên dịch (1995): Điển phạm, kiểu mẫu, mô thức.
Học viện Đa Minh (2002): Khuôn mẫu, hệ chuẩn. Thuật ngữ thần học ám chỉ những khuôn mẫu giải thích hay xếp đặt tư tưởng, những lối tiếp cận khác nhau (kể cả các đạo lý) khi tìm hiểu một vấn đề.
Từ vựng triết thần căn bản: khuôn mẫu, mô biểu; hệ biến hoá; trác ngôn (trình thuật Phúc Âm nêu bật một lời nói đặc biệt của Đức Giêsu)
Bình luận