Cái giá của sự bất bình đẳng
4.5
1198
Lượt xem
8
Đã bán
Chọn sản phẩm
196.000₫ 245.000₫
Vô thời hạn
  • Vô thời hạn
147.000₫
Thành tiền 196.000₫
Thông tin xuất bản
NXB
Nhà xuất bản Tri thức
Người dịch:
Hoàng Yên
Năm XB:
2021
Loại sách:
Sách giấy; Ebook;
Khổ sách:
16 x 24 (cm)
Số trang:
600
Quốc gia:
Việt Nam
Ngôn ngữ:
vi
Mã ISBN:
9786049986970
Mã ISBN Điện tử:
9786043401363

Sự đón nhận của độc giả đối với cuốn sách Cái giá của sự bất bình đẳng cho thấy tác phẩm đã đánh trúng tâm lí của người đọc. Không chỉ tại Mĩ mà khắp nơi trên thế giới, con người càng lúc càng lo ngại trước tình trạng bất bình đẳng ngày càng gia tăng còn cơ hội ngày càng hạn chế, và những thay đổi mà hai xu hướng 'sinh đôi' này tạo ra đối với nền kinh tế, chính trị, dân chủ và xã hội của chúng ta...

Trong phần Lời nói đầu của ấn bản bìa mềm này, tôi muốn chia sẻ một vài khoảnh khắc đặc biệt từ những thảo luận về đề tài bất bình đẳng đó, cung cấp một số dữ liệu mới giúp củng cố kết luận ban đầu của tôi, và xem xét những thay đổi khác trong nền chính trị và kinh tế. 

“Cuốn sách mới của Joseph E. Stiglitz, Cái giá của sự bất bình đẳng, là một phản đề toàn diện duy nhất phản bác lại cả Chủ nghĩa tân tự do của phe dân chủ và các Học thuyết về nền kinh tế tự vận hành của phe cộng hòa. Trong khi những nhà kinh tế học có uy tín từ phe trung tả đến trung hữu đều coi thực tế ảm đạm hiện nay là hệ quả của những tiến trình có vẻ như không thể ngăn chặn được - toàn cầu hóa và tin học hóa, một tổ hợp tự sao chép được tạo dựng dựa trên cuộc cạnh tranh “trọng dụng nhân tài”, sự sụp đổ do vỡ nợ năm 2008 - thì Stiglitz đứng ngoài cuộc, bác bỏ một cách đầy thách thức những quan điểm về sự tất yếu đó. Tác giả cố gắng thay đổi đề tài của cuộc tranh luận”.

{Thomas B. Edsall, New York Times Book Review}

“Trong Cái giá của sự bất bình đẳng, Joseph E. Stiglitz mô tả một cách sống động quyền lực tràn lan và lòng tham vô đáy đang đào mồ chôn cho giấc mơ nước Mĩ như thế nào... Xuyên suốt cuốn sách, Stiglitz bác bỏ một cách bài bản và sôi nổi (gần như vui mừng) những quan niệm sai lầm được dùng làm luận cứ cho “chủ nghĩa tôn sùng thâm hụt” và nguyên tắc khổ hạnh... Cái giá của sự bất bình đẳng là một lời kêu gọi khẩn thiết phải thực hiện theo những gì mà Alexis de Tocqueville gọi là ‘tư lợi được hiểu một cách đúng đắn’”.

{Yvonne Roberts, Guardian (UK)}

 

Bình luận

Q
Quyên

Mình đã nhận được sách, sách rất hay ạ

3 năm trước

N
Nhà Xuất Bản Tri Thức Quản trị viên

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến sách của NXB Tri thức

3 năm trước

Thủ tụcHành chính
Tin nổi bậtXem toàn bộ

Tuyển tập hay nhất