Hotline:
02466878415Trong công trình này, Stiglitz trình bày cận cảnh tình trạng bất bình đẳng ở Mỹ - nước có sự chênh lệch giàu nghèo lớn nhất trong số các quốc gia phát triển với hệ số Gini lên đến 0,48, trong khi ở hầu hết các quốc gia châu Âu hệ số này chỉ là 0,30 hoặc thấp hơn.
Tác giả dẫn ra rất nhiều số liệu thực nghiệm để chứng minh cho tình trạng bất bình đẳng khủng khiếp.
Bên cạnh phần trình bày về hiện trạng bất bình đẳng, điều đáng chú ý hơn là phần phân tích về các nguyên nhân dẫn đến tình trạng này và những hệ quả của nó.
Theo Stiglitz, sự bất bình đẳng không tự nhiên có, mà là hiện tượng được tạo ra bởi các nhân tố thị trường và chính trị, trong đó nhân tố chính trị là quan trọng nhất.
Tình trạng bất bình đẳng cao ở nước Mỹ hiện nay xảy ra chủ yếu do những chính sách của chính phủ, bởi vì hệ thống chính trị của quốc gia này ngày càng vận hành theo hướng làm gia tăng sự bất bình đẳng về thu nhập và làm giảm sự bình đẳng về cơ hội; trao quá nhiều quyền lực vào tay tầng lớp thượng lưu và tầng lớp này sử dụng quyền lực không chỉ để hạn chế tái phân phối của cải mà còn quyết định luật chơi theo hướng có lợi cho họ.
Tình trạng bất bình đẳng quá cao sẽ dẫn đến cái giá phải trả rất lớn xét trên bình diện kinh tế, chính trị và xã hội. Khi một nhóm lợi ích nắm giữ quá nhiều quyền lực, họ sẽ tìm cách tạo ra các chính sách có lợi cho nhóm của mình, thay vì đem lại lợi ích cho toàn xã hội.
Khi những người giàu nhất sử dụng quyền lực chính trị của họ để đem lại lợi ích cho các công ty mà họ điều hành, những khoản doanh thu cần thiết được chuyển vào túi của một vài người thay vì đem lại lợi ích cho xã hội (trang 241-242).
Điều này dĩ nhiên sẽ dẫn đến những bất ổn trong xã hội vì ở những quốc gia có mức độ bất bình đẳng cao như các quốc gia thuộc khu vực châu Mỹ Latin, nhiều cuộc xung đột dân sự đã diễn ra trong nhiều thập niên, phải chịu tình trạng tội phạm cao và sự gắn kết xã hội về cơ bản là không tồn tại.
Cuốn sách này thật sự cần thiết và là một gợi mở hữu ích cho giới nghiên cứu cũng như giới làm chính sách ở Việt Nam, bởi tình trạng bất bình đẳng thu nhập ở nước ta cũng thuộc loại tương đối cao nhưng những thảo luận về tình trạng này, về những nguyên nhân cũng như các giải pháp khắc phục vẫn còn tương đối hạn chế.
Theo LÊ MINH TIẾN (ĐH Mở TP.HCM)
Bài đăng trên Báo Tuổi trẻ ngày 30/12/2021
'Talleyrand - Bậc thầy của nền ngoại giao chính trị'
vietnamnet - Thứ tư, 23/10/2024 - 09:00 Cuốn sách “Talleyrand - Bậc thầy của nền ngoại giao chính trị” không chỉ là tài liệu lịch sử giá trị mà còn là bức chân dung sâu sắc về một con người với những mâu thuẫn và chiến lược làm thay đổi lịch sử châu Âu mãi mãi.
“Xã hội diễn cảnh” qua góc nhìn của Guy Debord
{Thời báo Văn học nghệ thuật} - 17-10-2024 04:42 Là tác phẩm nổi tiếng nhất của triết gia Pháp Guy Debord, “Xã hội diễn cảnh” đã góp phần định hình nhiều quan điểm phê phán về xã hội hiện đại và văn hóa đại chúng. Nhân dịp ra mắt cuốn sách Xã hội diễn cảnh, Viện Pháp tại Hà Nội và Nhà xuất bản Tri Thức tổ chức tọa đàm thảo luận về cuốn sách với sự tham gia của các diễn giả: Phạm Xuân Thạch, Phùng Ngọc Kiên, Dương Thắng.
Tọa đàm Giới thiệu sách Xã hội diễn cảnh của Guy Debord
Guy Debord là một hiện tượng kỳ lạ của giới trí thức Pháp nửa sau của thế kỷ 20. Chịu ảnh hưởng sâu đậm của chủ nghĩa Marx, ông thường được xem là thuộc cánh cực tả chủ trương cách mạng triệt để. Xã hội diễn cảnh (xuất bản năm 1967) là tác phẩm nổi tiếng nhất của Guy Debord. Bắt chước lối viết của K. Marx trong cuốn Thesen über Feuerbach (Luận điểm về Feuerbach), tác phẩm bao gồm 221 luận điểm thường độc lập với nhau và được chia thành 9 chương.