Hotline:
0838323839Ra đời năm 1929, Căn phòng riêng của Virginia Woolf đã được xem như là cuốn sách đầu tiên đặt nền móng cho trường phái phê bình nữ quyền luận trong văn học. Rộng hơn, nó được xem là một trong những cuốn sách khơi nguồn cho phong trào nữ quyền, vốn khởi phát từ phương Tây và ngày càng có sức lan tỏa rộng rãi, trở thành một khúc ngoặt văn hóa – khúc ngoặt nữ quyền.
Được manh nha từ cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 tại Anh và Mỹ, nữ quyền luận dấy lên thành trào lưu gây được ảnh hưởng và tác động mạnh mẽ bắt đầu từ thập niên 60 thế kỷ trước. Nó đấu tranh cho quyền tự do, bình đẳng của người phụ nữ, đòi hỏi mở ra một không gian xã hội rộng lớn hơn để người phụ nữ được can dự, định nghĩa lại về người phụ nữ, giải cấu trúc những biểu tượng định kiến về phụ nữ vốn thống trị nhận thức xã hội… Có thể thấy những chủ đề quan trọng đó của nữ quyền luận đều đã được Virginia Woolf gợi mở trong cuốn sách CĂN PHÒNG RIÊNG.
Virginia Woolf (1882-1941) được xem là một trong số những "tượng đài" văn học hiện đại lừng danh nhất thế kỷ 20. Bằng sự độc đáo và niềm đam mê sáng tạo vô bờ bến, bản thân cuộc đời và sự nghiệp của Virginia Woolf đã trả lời cho câu hỏi về năng lực của người phụ nữ mà cuốn sách Căn phòng riêng đã nêu ra. Nó cho thấy một Virginia Woolf không chỉ táo bạo trong tư tưởng mà còn hết sức phóng khoáng, tự do trong bút pháp khi làm mờ đi ranh giới giữa tiểu luận và hư cấu, triết lý và tự sự.
Ngoài Căn phòng riêng, tên tuổi của Virginia Woolf còn được biết đến với các kiệt tác: Về phía ngọn hải đăng, Bà Dalloway, Những con sóng, Orlando, Căn phòng của Jacob…
(Bảo Minh - Phụ nữ Việt Nam) 04/03/2022 - 17:00 (GMT+7)
Lễ công bố Quyết định về công tác cán bộ Nhà xuất bản Tri thức
Chiều 24/5, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam tổ chức Lễ công bố Quyết định về công tác cán bộ. Tham dự buổi Lễ, về phía Bộ Tư pháp, có ông Nguyễn Quang Thái Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự; bà Phan Thị Hồng Hà Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ; đại diện một số đơn vị thuộc Bộ Tư pháp. Về phía Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam có Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam Phan Xuân Dũng, ông Phạm Quang Thao Bí thư Đảng uỷ, Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam...
Nước Pháp - Cánh cửa mở vào thế giới hiện đại
"Một trong những thành tựu quan trọng của nghiên cứu văn học Việt Nam sau năm 1986 ngay từ cuối thế kỉ 20 chính là bộ Lịch sử văn học Pháp. Bao quát một lịch sử kéo dài từ thế kỉ 17 cho đến giữa thế kỉ 20 bộ sách không chỉ là lịch sử văn chương, mỹ văn của nước Pháp lục địa mà còn là một lịch sử của tư tưởng nhân văn được thể hiện qua văn học bằng tiếng Pháp. Chính vì vậy nên trước khi Những lời bộc bạch, Emile hay về giáo dục, Chàng ngây thơ, Cháu ông Rameau được dịch trọn vẹn sang tiếng Việt thì những nhà Khai sáng Pháp như J.J.Rousseau, D. Diderot hay Voltair đã được đưa vào chương trình giảng dạy ở bậc Đại học và trước khi Thuyết hiện sinh là một thuyết nhân bản được dịch đầy đủ sang tiếng việt thì cùng với Camus, Sartre cũng đã được giới thiệu với sinh viên và người đọc Việt".
Hướng nhìn về tương lai của Văn học Pháp tại Việt Nam
NXB Tri thức và Viện Pháp tại Hà Nội vừa tổ chức Tọa đàm 'Dấu ấn văn hóa Pháp qua một số tác phẩm xuất bản tại Việt Nam'.