Căn tính và bạo lực
Căn tính và bạo lực
4.5
206
Lượt xem
0
Đã bán
Chọn sản phẩm
Sách giấy
Tạm hết hàng
Thông tin xuất bản
NXB
Nhà xuất bản Tri thức
Người dịch:
Lê Tuấn Huy, Trần Tiễn Cao Đăng
Năm XB:
2012
Loại sách:
Sách giấy;
Khổ sách:
13 x 20.5
Số trang:
320
Quốc gia:
Ngôn ngữ:
vi
Mã ISBN:
Mã ISBN Điện tử:

1. Về tác giả:

Amartya Sen (sinh năm 1933) là nhà kinh tế học, triết gia Ấn Độ. Năm 1998, ông giành được giải Nobel kinh tế (tức giải thưởng về khoa học kinh tế được trao bởi Ngân hàng Thụy Điển) bởi những đóng góp về: kinh tế phúc lợi, công trình về sự khan hiếm các nguồn lực, nguyên lý phát triển con người, những cơ chế nằm bên dưới sự nghèo nàn và lý thuyết về chủ nghĩa tự do chính trị.

2. Về tác phẩm:

Cuốn sách này bắt đầu với sáu bài thuyết trình về căn tính mà Amartya Sen đã trình bày tại Đại học Boston trong khoảng từ tháng Mười một năm 2001 đến tháng Tư năm 2002, thể theo lời mời ân cần của Giáo sư David Fromkin thuộc Trung tâm Pardee. Trung tâm này chuyên nghiên cứu tương lai, và nhan đề của loạt bài thuyết trình này là “Tương lai của Căn tính”. Cuốn sách đề cập đến vai trò của căn tính trong những bối cảnh quá khứ và hiện tại cũng nhiều chẳng kém gì đề cập đến những dự đoán về tương lai. 

3. Bình luận

“Không có gì mâu thuẫn khi cùng một con người lại có thể vừa là một công dân Mỹ gốc Caribê, vừa là một người Mỹ có tổ tiên từ châu Phi, vừa là một người Thiên Chúa giáo, một người theo chủ nghĩa tự do, một phụ nữ, một người ăn chay, một vận động viên chạy cự ly dài, một sử gia, một giáo viên phổ thông, một tiểu thuyết gia, một nhà nữ quyền, một người dị tính luyến ái, một người ủng hộ quyền của người đồng tính luyến ái, một người yêu kịch nghệ, một nhà hoạt động vì môi trường, một cổ động viên tennis, một nhạc công jazz, một người tin tưởng sâu sắc vào việc ngoài không gian có sinh vật có trí tuệ và ta hết sức cần kíp phải nói chuyện với họ (bằng tiếng Anh thì tuyệt). Mỗi một tập thể trong số vừa nói trên - mà người này cùng lúc thuộc về tất cả - đem lại cho anh ấy hay cô ấy một căn tính cụ thể. Không một tập thể riêng biệt nào có thể được xem là căn tính duy nhất hay một loại tư cách thành viên đơn nhất của một con người. Dựa trên những căn tính không thể nào không đa dạng của mình, chúng ta phải quyết định về tầm quan trọng tương đối của mối liên hệ giữa ta với từng căn tính khác nhau ấy, trong những bối cảnh cụ thể.”

(Trích phần Mở đầu, Căn tính và bạo lực – Huyễn tưởng về số mệnh, Amartya Sen, Lê Tuấn Huy, Trần Tiễn Cao Đăng dịch, NXB Tri thức, 2012)

Bình luận

0/1500

Thủ tụcHành chính
Tin nổi bậtXem toàn bộ

Tuyển tập hay nhất

Tuyển tập hay nhất