Hotline:
0838323839![]() | Nhà xuất bản Tri thức | ![]() | |
![]() | 2022 | ![]() | Sách giấy; |
![]() | 16 x 24 cm | ![]() | 180 |
![]() | Việt Nam | ![]() | vi |
![]() | 9786049986956 | ![]() |
1. TÁC GIẢ
Inrasara: Nhà thơ, nhà phê bình, nhà nghiên cứu. Đã in 36 tác phẩm, về văn hoá Cham, thơ, tiểu thuyết, phê bình và đạt nhiều giải thưởng trong và ngoài nước. Từng là Trưởng ban Lí luận phê bình Hội Văn học nghệ thuật các Dân tộc thiểu số Việt Nam (2010-2015). Hiện là Chủ tịch Hội đồng thơ Hội Nhà văn Việt Nam (2021-2025).
2. TÁC PHẨM
Chakleng, làng Cham ngàn năm có tên trên bi kí. Chakleng, tên làng cũng là tên đập nổi tiếng Ninh Thuận. Chakleng được nhắc đến trong tục ngữ: ‘Palei Caklaing jih dalah, gauk glah palei Hamu Crauk’: Mĩ Nghiệp thổ cẩm, Vĩnh Thuận đồ gốm. Chakleng sở hữu tất cả những gì palei Cham Pangdurangga có: tài năng, ngang bướng, đau khổ và kiêu hãnh. Thế nhưng bao nhiêu “có” ấy đã thất tán cùng với văn hóa, văn minh Cham, phân mảnh tản mác khắp nơi và chỉ còn đọng lại trong kí ức của bao thế hệ.
Thế nên viết về Chakleng không thể như nhà nghiên cứu viết thứ địa dư chí với các chứng cứ đầy tính khoa học, mà cần đến cách tiếp cận khác: từ kí ức những đứa con Chakleng, cả ‘urang parat’ “chú rể” về làm dân Chakleng.
Qua lối diễn đạt khác: như một chuyện kể, một oral history. Cả sử liệu được cho là chắc nịch nhất: bi kí, văn bản cổ… cũng cần được nhìn như chuyện kể, sự kiện được kể lại. Cho Chakleng sống giữa lòng đứa con Chakleng, và giữa lòng Cham.
Lễ công bố Quyết định về công tác cán bộ Nhà xuất bản Tri thức
Chiều 24/5, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam tổ chức Lễ công bố Quyết định về công tác cán bộ. Tham dự buổi Lễ, về phía Bộ Tư pháp, có ông Nguyễn Quang Thái Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự; bà Phan Thị Hồng Hà Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ; đại diện một số đơn vị thuộc Bộ Tư pháp. Về phía Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam có Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam Phan Xuân Dũng, ông Phạm Quang Thao Bí thư Đảng uỷ, Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam...
Nước Pháp - Cánh cửa mở vào thế giới hiện đại
"Một trong những thành tựu quan trọng của nghiên cứu văn học Việt Nam sau năm 1986 ngay từ cuối thế kỉ 20 chính là bộ Lịch sử văn học Pháp. Bao quát một lịch sử kéo dài từ thế kỉ 17 cho đến giữa thế kỉ 20 bộ sách không chỉ là lịch sử văn chương, mỹ văn của nước Pháp lục địa mà còn là một lịch sử của tư tưởng nhân văn được thể hiện qua văn học bằng tiếng Pháp. Chính vì vậy nên trước khi Những lời bộc bạch, Emile hay về giáo dục, Chàng ngây thơ, Cháu ông Rameau được dịch trọn vẹn sang tiếng Việt thì những nhà Khai sáng Pháp như J.J.Rousseau, D. Diderot hay Voltair đã được đưa vào chương trình giảng dạy ở bậc Đại học và trước khi Thuyết hiện sinh là một thuyết nhân bản được dịch đầy đủ sang tiếng việt thì cùng với Camus, Sartre cũng đã được giới thiệu với sinh viên và người đọc Việt".
Hướng nhìn về tương lai của Văn học Pháp tại Việt Nam
NXB Tri thức và Viện Pháp tại Hà Nội vừa tổ chức Tọa đàm 'Dấu ấn văn hóa Pháp qua một số tác phẩm xuất bản tại Việt Nam'.
Bình luận