Hotline:
0838323839Là nhà tâm lí học giáo dục hàng đầu thế giới, Howard Gardner muốn truyền nguồn cảm hứng của ông về bộ ba phẩm tính ấy cho lớp trẻ, cũng như gợi ra những biện pháp để giữ lại và nâng cao những giá trị ấy, trong xã hội và trong giáo dục."Cuốn sách này làm sâu sắc thêm các tác phẩm trước của Howard Gardner bàn về những dạng khác nhau của trí thông minh. Lần này ông nhìn cái cách chúng ta hiểu thế giới mà chúng ta hoạt động trong đó, như nó vốn là những mối quan hệ hài hoà, mang cái phong phú muôn vẻ đặc trưng cho tư tưởng con người trong những môi trường văn hoá khác nhau. Cuốn sách có một vẻ tươi mới choáng ngợp, thật sự là một bước phóng thẳng về phía trước".
Áp dụng cách tiếp cận đa ngành, H.Gardner công kích phát ngôn rằng thuyết tương đối văn hóa và các trang web do người dùng tạo nội dung đang vô hiệu sự tồn tại và giá trị của bộ ba phẩm tính Chân, Thiện, Mĩ. Ông xử lí mỗi phẩm tính trong một chương vì chúng không thay thế lẫn nhau.
Với mỗi phẩm tính, Gardner cung cấp một định nghĩa đơn giản, xúc tích, không sách vở dõi theo lịch sử của ba phẩm tính này và sau đó bàn luận về cách chúng phát triển để phản ánh thay đổi trong thế kỉ 21. Ông chú trọng đến cuộc chiến với chủ nghĩa hậu hiện đại và vai trò ngày càng lớn của mạng xã hội. Ông cũng làm rõ cách để giới trẻ và cả những người lớn tuổi hơn sử dụng những định nghĩa mới này, và mỗi lứa tuổi đều có thể đóng góp phần của riêng mình để hướng đến mục tiêu chung. Tác giả có lối hành văn rõ ràng, súc tích và sau mỗi chương, mỗi phần đều có những tóm lược hữu ích.Dù triết lí của Gardner không làm hài lòng tất cả mọi người - như định nghĩa của ông về cái đẹp còn hẹp và chủ quan - nhưng công trình này sẽ thôi thúc người đọc tham gia thảo luận. Một góc nhìn rõ ràng và nhiều thông tin về những thay đổi của ba phẩm tính cổ điển."Với cuốn sách đầy sức tưởng tượng táo bạo, không ngần ngại xông vào lãnh địa thường xuyên tranh cãi, cùng với những bậc thầy thần tượng của mình - Erikson, Bruner, Piaget - Gardner đã khẳng định mình một cách chắc chắn như một trong những nhà khoa học xã hội hàng đầu của thời đại". Howard Earl Gardner được biết đến là Nhà tâm lý học phát triển người Mĩ; Giáo sư nghiên cứu về khoa học nhận thức và giáo dục của trường Cao học Harvard thuộc Đại học Harvard, Giám đốc Dự án Zero của Harvard (có mục tiêu nghiên cứu và cải thiện việc học, suy nghĩ và sáng tạo trong nghệ thuật và các ngành khác), từ năm 1995 là đồng Giám đốc dự án The Good Project (có mục tiêu cổ động sự dấn thân và đạo đức trong giáo dục).
(Thuỳ Liên)
Lễ công bố Quyết định về công tác cán bộ Nhà xuất bản Tri thức
Chiều 24/5, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam tổ chức Lễ công bố Quyết định về công tác cán bộ. Tham dự buổi Lễ, về phía Bộ Tư pháp, có ông Nguyễn Quang Thái Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự; bà Phan Thị Hồng Hà Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ; đại diện một số đơn vị thuộc Bộ Tư pháp. Về phía Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam có Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam Phan Xuân Dũng, ông Phạm Quang Thao Bí thư Đảng uỷ, Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam...
Nước Pháp - Cánh cửa mở vào thế giới hiện đại
"Một trong những thành tựu quan trọng của nghiên cứu văn học Việt Nam sau năm 1986 ngay từ cuối thế kỉ 20 chính là bộ Lịch sử văn học Pháp. Bao quát một lịch sử kéo dài từ thế kỉ 17 cho đến giữa thế kỉ 20 bộ sách không chỉ là lịch sử văn chương, mỹ văn của nước Pháp lục địa mà còn là một lịch sử của tư tưởng nhân văn được thể hiện qua văn học bằng tiếng Pháp. Chính vì vậy nên trước khi Những lời bộc bạch, Emile hay về giáo dục, Chàng ngây thơ, Cháu ông Rameau được dịch trọn vẹn sang tiếng Việt thì những nhà Khai sáng Pháp như J.J.Rousseau, D. Diderot hay Voltair đã được đưa vào chương trình giảng dạy ở bậc Đại học và trước khi Thuyết hiện sinh là một thuyết nhân bản được dịch đầy đủ sang tiếng việt thì cùng với Camus, Sartre cũng đã được giới thiệu với sinh viên và người đọc Việt".
Hướng nhìn về tương lai của Văn học Pháp tại Việt Nam
NXB Tri thức và Viện Pháp tại Hà Nội vừa tổ chức Tọa đàm 'Dấu ấn văn hóa Pháp qua một số tác phẩm xuất bản tại Việt Nam'.