Chính sách dân tộc của chính quyền Việt Nam cộng hòa và tác động của nó đến vấn đề dân tộc và quan hệ dân tộc ở Tây Nguyên (1955-1975)
Chính sách dân tộc của chính quyền Việt Nam cộng hòa và tác động của nó đến vấn đề dân tộc và quan hệ dân tộc ở Tây Nguyên (1955-1975)
4.5
117
Lượt xem
0
Đã bán
Chọn sản phẩm
Sách giấy
Tạm hết hàng
Thông tin xuất bản
NXB
Nhà xuất bản Tri thức
Người dịch:
Năm XB:
2020
Loại sách:
Sách giấy;
Khổ sách:
16 x 24
Số trang:
316
Quốc gia:
Ngôn ngữ:
vi
Mã ISBN:
Mã ISBN Điện tử:

Vấn đề dân tộc và mối quan hệ dân tộc trong một quốc gia đa tộc người có vai trò quyết định tới sự ổn định, phát triển và sự hưng vong của một quốc gia. Để giải quyết vấn đề dân tộc và quan hệ dân tộc, các giai cấp cầm quyền trong những hoàn cảnh lịch sử nhất định đã ban hành và thực thi chính sách dân tộc, theo quan điểm của mình nhằm tác động trực tiếp đến các dân tộc và mối quan hệ giữa các dân tộc đang tồn tại. Chính sách dân tộc trong một quốc gia có quan hệ nhiều mặt đến mối quan hệ giữa các dân tộc với quốc gia, giữa dân tộc thiểu số với dân tộc đa số, và giữa các dân tộc thiểu số với nhau thể hiện cụ thể thông qua các chính sách về chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội… Chính sách dân tộc là một nội dung quan trọng của các nhà nước trong quốc gia đa dân tộc, bên cạnh các chính sách khác của quốc gia đó nói chung.

Việt Nam là một quốc gia đa tộc người. Trong lịch sử, truyền thống đoàn kết chống ngoại xâm và xây dựng đất nước của các dân tộc đa số và thiểu số đã tạo nên sức mạnh to lớn đưa dân tộc Việt Nam vượt qua những khó khăn gian khổ để thống nhất đất nước và phát triển như ngày hôm nay. Tuy nhiên, trong lịch sử, dưới sự áp bức bóc lột của chính quyền phong kiến, thực dân, vì quyền lợi của kẻ thống trị đã dẫn đến những mâu thuẫn thậm chí xung đột giữa các dân tộc thiểu số với chính quyền nhà nước, giữa các dân tộc thiểu số và đa số làm giảm đi sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc.

Trong lịch sử Việt Nam thời kì 1954-1975 là một giai đoạn hết sức phức tạp trong bối cảnh đất nước bị chia làm hai miền với hai chế độ chính trị-xã hội khác nhau. Miền Bắc tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội dưới sự lãnh đạo của Đảng Lao động Việt Nam. Ở miền Nam Chính quyền Việt Nam Cộng hòa được sự giúp đỡ của Mĩ đã xác lập chế độ thực dân kiểu mới âm mưu chia cắt lâu dài sự nghiệp thống nhất đất nước. Do tầm quan trọng của vấn đề dân tộc trong bối cảnh đất nước nói chung và Tây Nguyên nói riêng lúc bấy giờ, Chính quyền Việt Nam Cộng hòa đã ban hành chính sách dân tộc, trong đó có Chính sách Thượng vụ dành riêng cho các dân tộc ở Tây Nguyên. Chính sách này trải qua hai thời kì khác nhau: Đệ Nhất Cộng hòa và Đệ Nhị Cộng hòa có nhiều đặc điểm tương đồng nhưng cũng có những khác biệt. Chính sách dân tộc này được thực thi trong thực tế đã tác động nhiều mặt đến vấn đề dân tộc và quan hệ dân tộc ở Tây Nguyên trên các phương diện: chính trị, kinh tế-xã hội, văn hóa, giáo dục và tôn giáo. Bên cạnh những việc làm được, chính sách này còn để lại những hậu quả tiêu cực mà sau ngày giải phóng, Chính quyền Cách mạng phải đối mặt giải quyết. Nghiên cứu chính sách dân tộc của Chính quyền Việt Nam Cộng hòa nhằm trình bày lại những nội dung cơ bản của chính sách này và đánh giá những tác động nhiều mặt đến đời sống chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa của các dân tộc thiểu số Tây Nguyên. Đồng thời, kết quả nghiên cứu cũng là tài liệu tham khảo cho việc xây dựng và thực thi chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước Việt Nam hiện nay nhằm giải quyết tốt hơn nữa vấn đề dân tộc và quan hệ dân tộc vốn rất phức tạp trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, khi mà các thế lực thù địch đang lợi dụng vấn đề dân tộc để phá hoại sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước Việt Nam.

Chuyên khảo được xuất bản này là kết quả nghiên cứu đề tài khoa học cấp trọng điểm của Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện trong hai năm 2010-2012 và được nghiệm thu năm 2013 sau khi sửa chữa theo sự góp ý của Hội đồng nghiệm thu và Hội đồng xuất bản sách của Trường.

Nhân dịp cuốn sách được xuất bản, tôi xin chân thành cám ơn Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh đã xét duyệt và cung cấp kinh phí thực hiện đề tài; cám ơn các nhà khoa học trong hội đồng nghiệm thu các cấp đã có nhiều ý kiến đóng góp quý báu cho việc nâng cao chất lượng báo cáo khoa học; cám ơn Ban Giám đốc Trung tâm lưu trữ Quốc gia II đã cho phép tôi sử dụng tài liệu lưu trữ của Trung tâm, mà nếu không có nguồn tư liệu này thì đề tài không thể thực hiện được.

Cuối cùng, cuốn sách được viết trong điều kiện mà nguồn thông tin tư liệu còn khiếm khuyết, các ý kiến của các nhân chứng lịch sử chưa có điều kiện tiếp xúc nhiều, vấn đề nghiên cứu phức tạp nên khó tránh khỏi những thiếu sót, mong nhận được ý kiến đóng góp trao đổi của các bạn đọc.

(Trích Lời nói đầu, Chính sách dân tộc của chính quyền Việt Nam cộng hòa và tác động của nó đến vấn đề dân tộc và quan hệ dân tộc ở Tây Nguyên (1955-1975), Nguyễn Văn Tiệp, Nhà xuất bản Tri Thức, 2020)

 

Bình luận

0/1500

Tin nổi bậtXem toàn bộ

Tuyển tập hay nhất

Tuyển tập hay nhất