Hotline:
02466878415Đọc cuốn sách Chung cuộc của giáo dục (Tác giả: Neil Postman, Dịch giả: Nguyễn Quang Kính, Nxb Tri thức, 2023) Nhà giáo, Tiến sĩ văn học Thanh Bình có bài chia sẻ về cuốn sách gửi tới Nhà xuất bản Tri thức.
Xin phép gửi đến bạn đọc bài viết của Nhà giáo!
---
Tôi đọc Chung cuộc của giáo dục vì TIN vào sự lựa chọn của dịch giả Nguyễn Quang Kính, Người đồng nghiệp & Người Thầy.
Tôi đọc nó với tâm thế: Cuốn sách có gì mới cho tôi? Cho các nhà quản lý giáo dục vào năm 2023 khi AI Chat GPT bùng nổ?
Chung cuộc của giáo dục được xuất bản lần đầu năm 1995, khoảng 30 năm trước, nhưng những vấn đề của nó vẫn mới và còn nguyên giá trị với cộng đồng giáo dục Việt Nam thời hiện tại.
Câu chuyện về “sự cần thiết của các vị thần”, về “một số vị thần thất bại”, “một số vị thần mới thất bại”, và “những vị thần có thể phụng sự” thật sự rất thú vị. Các bạn đừng hỏi tôi đó là vị thần nào? Hãy cầm cuốn sách trên tay và đọc câu chuyện thần thoại về sự ra đời, tranh đấu, thất bại và thành công của Thần Khoa học, Thần Công nghệ, Thần Kinh tế… Hãy nghĩ, không chỉ về những vị thần thành công mà cả về những vị thần sa ngã, họ đều là những vị thần tuyệt vời dẫn dắt các phi thuyền đi từ quá khứ qua hiện tại và đến tương lai.
Tôi đã đọc và không thể ngừng ghi chép, vì mỗi trang, mỗi dòng đều có điều cần lưu nhớ. Tôi sẽ nêu lại một ví dụ về đoạn ghi chép mà tôi đã sử dụng nó ngay lập tức cho công tác đào tạo của mình trong nhà trường và chia sẻ vào nhóm gia đình cho các con (những ông bố bà mẹ trẻ đang nuôi các cháu nội, cháu ngoại của tôi). Đó là MỘT DỤ NGÔN trên PHI THUYỀN TRÁI ĐẤT.
Truyện kể rằng, “Xa xưa, ở thành phố New York, cuộc sống văn minh gần như đã đi đến hồi kết. Đường phố phủ đầy bụi không ai quét dọn. Không khí và các con sông bị ô nhiễm.Các trường học bị xuống cấp, không ai còn tin vào trường học…Tội phạm và xung đột, hỗn loạn và bạo lực xảy ra khắp nơi… Đến đỉnh điểm của tuyệt vọng, các vị trưởng thương của thành phố đã gặp nhau để xem xét vấn đề. Nhưng họ không có lấy một ý tưởng về cách chữa trị, vì tinh thần tất thảy đều đã rệu rã còn trí tưởng tượng thì bị lu mờ bởi lòng hận thù và ngờ vực…”.
Tôi cũng xin trích một vài thông điệp của ngài THỊ TRƯỜNG ở Phi thuyền trái đất & hành động của viên PHỤ TÁ (của ông ấy) trong dụ ngôn mà tôi khá tâm đắc. Trong khi ngài Thị trưởng tuyên bố: “Thành phố của chúng ta đang bị bao vây giống như thành phố của Jericho và thành Troy thời cổ. Nhưng kẻ thù của chúng ta lúc này là lời biếng và nghèo đói, thờ ở và hận thù”, thì viên phụ tá đưa cả gia đình về quê. Ở đó ông ta đọc cuốn: “Walden - Một mình sống trong rừng” của Henry David Thoreau. Một câu trong cuốn sách đã khiến người phụ tá như bừng tỉnh: “Bằng cách nào để người trẻ học tốt hơn, phải chăng bằng cách để chúng trải nghiệm ngay cuộc sống”. Ông, ngay lập tức đã đem nó đến cho Thị trưởng:
- Cái này là cái gì?
- Đây là cách cứu lấy chúng ta. Không có gì tốt hơn
- Làm thế nào để chúng ta sử dụng họ? Và điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta làm như vậy?
- Bọn trẻ sẽ tìm thấy sự giáo dục dành cho chúng trong quá trình giải cứu thành phố của mình.
Rồi viên phụ tá được bổ nhiệm Chủ tịch UBGD khẩn cấp. Nhưng đã có sẵn LƯỠI HÁI muốn cắt bỏ kế hoạch của ông và đây là các đối thoại:
- Hợp đồng của họ không có điều khoản nào cho quá trình bất thường như vậy (giáo viên);
- Bản Hợp đồng buộc họ phải giúp thanh thiếu niên. Và chẳng có cuốn sách nào nói rằng một nền giáo dục phải diễn ra trong căn phòng nhỏ với những chiếc ghế.
- Kế hoạch này không phải là cách của người Mỹ và họ ghét bản chất bắt buộc của nó (Phụ huynh).
- Kế hoạch này dựa trên thực tiễn … Các trường học chưa bao giờ ngần ngại bắt buộc hay không bắt buộc… Câu hỏi là những việc nào nên bị ép buộc.
- Chúa ban cho là 12 năm trong đời được ngồi trong một lớp học nay đã bị chà đạp (HS công khai phản đối
- Trong số những quyền được Chúa ban cho con người, không gì được ưu tiên hơn là sống sót.
Và Chiến dịch sinh tồn được tiến hành bởi người phụ tá, lúc này đã là Chủ tịch UBGD khẩn cấp.
...
Các bạn hãy mở cuốn sách ra và đọc đến trang 200 nhé. Tại trang giấy mỏng này, tôi đã thấy được khá nhiều bài học lý thú về việc đặt niềm tin và trao quyền của ngài Thị trưởng (dù ngài ấy có vẻ khá bối rối và bất lực); về cách người phụ tá quyết định cho gia đình mình và cho giáo dục thanh thiếu niên; cách ông ấy chọn và đọc cuốn sách “Walden- Một mình sống trong rừng” của Henry David Thoreau vào đúng lúc đó.
Chung cuộc của giáo dục phát hành năm 1995, tác giả Neil Postman và được giới thiệu đến Việt Nam với cơ hội cho nhiều độc giả hơn khi được dịch giả Nguyễn Quang Kính chuyển ngữ. Nó thật đúng lúc cho sự lựa chọn của chúng ta – những nhà giáo dục, lúc này./.
(Hà Nội, tháng 11/2023)
'Talleyrand - Bậc thầy của nền ngoại giao chính trị'
vietnamnet - Thứ tư, 23/10/2024 - 09:00 Cuốn sách “Talleyrand - Bậc thầy của nền ngoại giao chính trị” không chỉ là tài liệu lịch sử giá trị mà còn là bức chân dung sâu sắc về một con người với những mâu thuẫn và chiến lược làm thay đổi lịch sử châu Âu mãi mãi.
“Xã hội diễn cảnh” qua góc nhìn của Guy Debord
{Thời báo Văn học nghệ thuật} - 17-10-2024 04:42 Là tác phẩm nổi tiếng nhất của triết gia Pháp Guy Debord, “Xã hội diễn cảnh” đã góp phần định hình nhiều quan điểm phê phán về xã hội hiện đại và văn hóa đại chúng. Nhân dịp ra mắt cuốn sách Xã hội diễn cảnh, Viện Pháp tại Hà Nội và Nhà xuất bản Tri Thức tổ chức tọa đàm thảo luận về cuốn sách với sự tham gia của các diễn giả: Phạm Xuân Thạch, Phùng Ngọc Kiên, Dương Thắng.
Tọa đàm Giới thiệu sách Xã hội diễn cảnh của Guy Debord
Guy Debord là một hiện tượng kỳ lạ của giới trí thức Pháp nửa sau của thế kỷ 20. Chịu ảnh hưởng sâu đậm của chủ nghĩa Marx, ông thường được xem là thuộc cánh cực tả chủ trương cách mạng triệt để. Xã hội diễn cảnh (xuất bản năm 1967) là tác phẩm nổi tiếng nhất của Guy Debord. Bắt chước lối viết của K. Marx trong cuốn Thesen über Feuerbach (Luận điểm về Feuerbach), tác phẩm bao gồm 221 luận điểm thường độc lập với nhau và được chia thành 9 chương.