Hotline:
02466878415
Spinoza từng nói truyền dạy phẩm hạnh tốt hơn là lên án thói hư tật xấu: niềm vui tốt hơn nỗi buồn, ngưỡng mộ tốt hơn khinh thị, gương sáng tốt hơn điều xấu hổ.
Phẩm hạnh là gì? Đó là một hoạt lực đang hành động hoặc có khả năng hành động. Chẳng hạn phẩm hạnh của một cây thuốc hay của một loại thuốc là chữa bệnh, phẩm hạnh của một con dao là chặt cắt, phẩm hạnh của một con người là mong muốn và hành động theo nhân tính.
Những ví dụ này được các triết gia Hi Lạp đưa ra nhằm khái quát điều căn bản của phẩm hạnh: đó là một hoạt lực, nhưng là một hoạt lực đặc thù. Phẩm hạnh của cây trị điên khác phẩm hạnh của cây độc cần, phẩm hạnh của con dao khác phẩm hạnh của cái lưỡi xới, phẩm hạnh của con người khác phẩm hạnh của con hổ hay con rắn.
Phẩm hạnh của một vật là cái làm nên giá trị của vật đó, nói cách khác, là khả năng ưu việt của riêng nó: con dao tốt là con dao chặt cắt sắc bén, phương thuốc tốt là phương thuốc chữa bệnh hiệu quả, thuốc độc tốt là thuốc độc làm chết nhanh…
Vấn đề không phải đưa ra các bài học đạo đức mà là giúp cho mỗi chúng ta trở thành người thầy của riêng mình và là thẩm phán duy nhất của mình. Nhằm mục đích gì? Để nhân đạo hơn, mạnh mẽ hơn, dịu dàng hơn.
Phẩm hạnh là uy lực, là tinh túy, là sự đòi hỏi cao. Phẩm hạnh là những giá trị tinh thần của chúng ta, những giá trị đã được hóa thân và trải nghiệm qua hành động: những giá trị vừa nhiều như những hạn chế mà chúng ta phải đấu tranh hay uốn nắn, vừa đặc biệt như mỗi cá nhân chúng ta.
Cuốn sách triết học bàn về 18 phẩm hạnh của con người (lễ phép, chung thủy, cẩn trọng, tiết độ, quả cảm, công bằng, hào hiệp, trắc ẩn, khoan dung, biết ơn, khiêm nhường, đơn giản, bao dung, thuần khiết, dịu dàng, thành thực, hài hước, tình yêu).
Cuốn sách mở đầu bằng một phẩm hạnh chưa hẳn thuộc về đạo đức là lễ phép và kết thúc bằng một phẩm hạnh không còn thuộc về phạm trù đạo đức là tình yêu. Đây được xem là chủ ý của tác giả và đã được cân nhắc kĩ.
Thứ tự các danh mục còn lại cũng không phải hoàn toàn ngẫu nhiên: chúng được sắp xếp theo cảm quan hay những yêu cầu về giáo dục học, đạo đức học và mĩ học chứ không theo ý muốn mang tính suy luận hay trật tự trên dưới.
Một chuyên luận về phẩm hạnh không phải là một hệ thống phân loại đạo đức, nhất là với một chuyên luận khiêm tốn như thế này; vấn đề đạo đức ở đây được đề cập dưới góc độ ứng dụng hơn là lí thuyết, sinh động hơn là tự biện. Vả chăng, nói đến đạo đức thì việc áp dụng vào cuộc sống chẳng phải là quan trọng nhất hay sao?
Đọc Chuyên luận nhỏ về những phẩm hạnh lớn, người đọc sẽ có dịp tiếp cận các triết gia nổi tiếng xuyên suốt mọi thời đại, từ Aristote, Spinoza, Epicure đến Motaigne, Kant, Nietzsche, Alain hay Sartre…
Ngay khi xuất hiện năm 1995, sách đã gây được tiếng vang lớn, là cuốn sách về triết học bán chạy nhất từ trước tới nay. Tiếp đến là hàng loạt lần tái bản dưới các hình thức khác nhau ở các nhà xuất bản khác nhau: PUF (1999), SEUIL (2001, 2006), POINTDEUX (2011), POINTS (2014), LIVRE DE POCHE (2018). Ngoài ra, nhà xuất bản LIVRAPHONE cho ra mắt hai phiên bản sách nói MP3: năm 2005, năm 2008.
Andre Comte-Sponville: Cựu sinh viên trường Đại học Sư phạm, thạc sĩ triết học. Andre Comte-Sponville giảng dạy tại trường Đại học Paris 1 (Panthéon-Sorbonne). Ông có hai tác phẩm khác được PUF xuất bản là Luận về thất vọng và thanh thản và Từ điển triết học.
'Talleyrand - Bậc thầy của nền ngoại giao chính trị'
vietnamnet - Thứ tư, 23/10/2024 - 09:00 Cuốn sách “Talleyrand - Bậc thầy của nền ngoại giao chính trị” không chỉ là tài liệu lịch sử giá trị mà còn là bức chân dung sâu sắc về một con người với những mâu thuẫn và chiến lược làm thay đổi lịch sử châu Âu mãi mãi.
“Xã hội diễn cảnh” qua góc nhìn của Guy Debord
{Thời báo Văn học nghệ thuật} - 17-10-2024 04:42 Là tác phẩm nổi tiếng nhất của triết gia Pháp Guy Debord, “Xã hội diễn cảnh” đã góp phần định hình nhiều quan điểm phê phán về xã hội hiện đại và văn hóa đại chúng. Nhân dịp ra mắt cuốn sách Xã hội diễn cảnh, Viện Pháp tại Hà Nội và Nhà xuất bản Tri Thức tổ chức tọa đàm thảo luận về cuốn sách với sự tham gia của các diễn giả: Phạm Xuân Thạch, Phùng Ngọc Kiên, Dương Thắng.
Tọa đàm Giới thiệu sách Xã hội diễn cảnh của Guy Debord
Guy Debord là một hiện tượng kỳ lạ của giới trí thức Pháp nửa sau của thế kỷ 20. Chịu ảnh hưởng sâu đậm của chủ nghĩa Marx, ông thường được xem là thuộc cánh cực tả chủ trương cách mạng triệt để. Xã hội diễn cảnh (xuất bản năm 1967) là tác phẩm nổi tiếng nhất của Guy Debord. Bắt chước lối viết của K. Marx trong cuốn Thesen über Feuerbach (Luận điểm về Feuerbach), tác phẩm bao gồm 221 luận điểm thường độc lập với nhau và được chia thành 9 chương.