Hotline:
0838323839
Phẩm hạnh của một vật là cái làm nên giá trị của vật đó, nói cách khác, là khả năng ưu việt của riêng nó: con dao tốt là con dao chặt cắt sắc bén, phương thuốc tốt là phương thuốc chữa bệnh hiệu quả, thuốc độc tốt là thuốc độc làm chết nhanh…
… Ham muốn của con người không giống ham muốn của một con ngựa, ham muốn của một người có học thức không giống ham muốn của một kẻ man dại hay ngu dốt. Cũng như nhân tính, mọi phẩm hạnh đều mang tính lịch sử, và đối với người có phẩm hạnh, hai khái niệm này luôn gắn quyện vào nhau: phẩm hạnh của một con người là cái làm cho anh ta là người, nói đúng hơn, đó là hoạt lực đặc biệt mà anh ta sở hữu để khẳng định cái tinh túy đặc thù của anh ta, tức là nhân tính (theo nghĩa chuẩn mực của từ này). Nhân tính, không bao giờ quá nhân tính… Aristote từng giải thích phẩm hạnh là một phong cách sống mà ta tích lũy, trau dồi được và có tính bền vững: đó là cái tạo nên hình ảnh đại diện của chúng ta bởi vì chúng ta đã trở thành như vậy. Nhưng nếu không có những loài khác thì sao? Phẩm hạnh xuất hiện trong sự gặp gỡ của quá trình tiến hóa thành người (như một hiện tượng sinh học) và quá trình văn minh hóa (như một nhu cầu về văn hóa): đó là lối sống và cách hành xử theo nhân tính của chúng ta, tức là khả năng hành động tốt của chúng ta (bởi vì theo nghĩa này, nhân tính là một giá trị). Montaigne từng nói: “Không gì đẹp và chính đáng hơn làm con người tốt và hợp lẽ”. Đó là người có phẩm hạnh.
Spinoza cũng đồng quan điểm với các triết gia Hi Lạp và với ý kiến của Montaigne: “Tôi coi phẩm hạnh và hoạt lực là một; nghĩa là ở con người, phẩm hạnh là bản thể hay bản chất của anh ta, khiến anh ta có khả năng làm những việc mà chỉ các nguyên tắc thuộc bản tính của anh ta mới có thể nhận biết”. Tôi muốn bổ sung yếu tố "tiểu sử của anh ta" (cái mà Spinoza cho là một bộ phận cấu thành của bản tính). Phẩm hạnh theo nghĩa rộng là hoạt lực và theo nghĩa hẹp khu biệt là uy lực của con người hay uy lực của nhân loại. Phẩm hạnh còn được gọi là phẩm chất đạo đức; Montaigne định nghĩa người có phẩm hạnh là người có nhân tính hơn còn Spinoza thì cho rằng người không có phẩm hạnh là kẻ thiếu tính người. Điều này giả định mong muốn của nhân loại từ xưa tới nay (không có phẩm hạnh nào là tự nhiên cả) là làm sao để xứng đáng với hình ảnh của mình. Nếu không có lòng mong muốn ấy thì chắc hẳn không thể nói đến đạo đức.
Từ thời Aristote, người ta vẫn luôn cho rằng phẩm hạnh là thiên hướng làm điều thiện. Nhưng cần phải nói thêm rằng bản thân phẩm hạnh đã là điều thiện, cả trong tư tưởng và trong thực tế. Không có cái Thiện tuyệt đối, không có cái Thiện tự thân chỉ cần biết đến hay áp dụng là được. Cái Thiện không phải để chiêm ngưỡng mà là để thực hành. Phẩm hạnh cũng vậy: đó là sự cố gắng ứng xử đúng đắn và chính sự cố gắng ấy đã thể hiện cái tốt. Điều này liên quan đến một số vấn đề về lí thuyết mà tôi đã đề cập trong một vài tác phẩm khác. Cuốn sách này chỉ nói tới các nguyên tắc ứng xử và giá trị chuẩn mực về đạo đức. Phẩm hạnh, nói đúng hơn là các phẩm hạnh (bởi lẽ có nhiều phẩm hạnh và ta không thể quy chúng vào một phẩm hạnh duy nhất, cũng không thể chỉ bằng lòng với một trong số các phẩm hạnh ấy) là những giá trị đạo đức của chúng ta được thể hiện nhiều nhất có thể và được trải nghiệm thực sự bằng hành động. Phẩm hạnh luôn ở số đơn như mỗi cá thể trong chúng ta, luôn ở số nhiều như những điểm yếu mà chúng ta phải đánh bại hay uốn nắn.
(Trích Chuyên luận nhỏ về những phẩm hạnh lớn, tác giả André Comte-Sponvilee, Nhà xuất bản Tri thức, 2020)
Lễ công bố Quyết định về công tác cán bộ Nhà xuất bản Tri thức
Chiều 24/5, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam tổ chức Lễ công bố Quyết định về công tác cán bộ. Tham dự buổi Lễ, về phía Bộ Tư pháp, có ông Nguyễn Quang Thái Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự; bà Phan Thị Hồng Hà Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ; đại diện một số đơn vị thuộc Bộ Tư pháp. Về phía Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam có Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam Phan Xuân Dũng, ông Phạm Quang Thao Bí thư Đảng uỷ, Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam...
Nước Pháp - Cánh cửa mở vào thế giới hiện đại
"Một trong những thành tựu quan trọng của nghiên cứu văn học Việt Nam sau năm 1986 ngay từ cuối thế kỉ 20 chính là bộ Lịch sử văn học Pháp. Bao quát một lịch sử kéo dài từ thế kỉ 17 cho đến giữa thế kỉ 20 bộ sách không chỉ là lịch sử văn chương, mỹ văn của nước Pháp lục địa mà còn là một lịch sử của tư tưởng nhân văn được thể hiện qua văn học bằng tiếng Pháp. Chính vì vậy nên trước khi Những lời bộc bạch, Emile hay về giáo dục, Chàng ngây thơ, Cháu ông Rameau được dịch trọn vẹn sang tiếng Việt thì những nhà Khai sáng Pháp như J.J.Rousseau, D. Diderot hay Voltair đã được đưa vào chương trình giảng dạy ở bậc Đại học và trước khi Thuyết hiện sinh là một thuyết nhân bản được dịch đầy đủ sang tiếng việt thì cùng với Camus, Sartre cũng đã được giới thiệu với sinh viên và người đọc Việt".
Hướng nhìn về tương lai của Văn học Pháp tại Việt Nam
NXB Tri thức và Viện Pháp tại Hà Nội vừa tổ chức Tọa đàm 'Dấu ấn văn hóa Pháp qua một số tác phẩm xuất bản tại Việt Nam'.