74 lượt mua
Hotline:
02466878415NXB | Nhà xuất bản Tri thức | Người dịch: | |
Năm XB: | Loại sách: | Sách giấy; | |
Khổ sách: | 13 x 20.5 | Số trang: | 332 |
Quốc gia: | Ngôn ngữ: | vi | |
Mã ISBN: | Mã ISBN Điện tử: |
1) Nghiên cứu giai cấp công nhân Việt Nam
Khác với vấn đề giai cấp công nhân đặt trong mối quan hệ đấu tranh giai cấp và ý thức hệ, giai cấp công nhân Việt Nam xuất hiện trong hoàn cảnh đất nước Việt Nam đang chịu sự cai trị của thực dân Pháp (Tony Bilton, Kenvin Bonnett, Philip Jones, Ken Sheard, Michelle Stanworth và Andrew Webster, 1987: 132). Đặc biệt, kể từ khi ra đời Đảng Cộng sản Việt Nam, đã xác định vai trò chủ đạo của giai cấp công nhân trong cuộc kháng chiến chống xâm lược, đặt trong bối cảnh đấu tranh giải phóng dân tộc (Tony Bilton, Kenvin Bonnett, Philip Jones, Ken Sheard, Michelle Stanworth và Andrew Webster, 1987: 132). Giai cấp công nhân, cùng với giai cấp nông dân, được xem là lực lượng nòng cốt của cách mạng dân tộc. Sau giai đoạn hoàn thành cuộc cách mạng Việt Nam thống nhất đất nước, vai trò của giai cấp công nhân vẫn tiếp tục duy trì diễn ngôn trong các văn bản chính thống là giai cấp lãnh đạo cuộc cách mạng Việt Nam tiến lên con đường xã hội chủ nghĩa, mà trước hết là quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa.
Trong bối cảnh này, nhiều công trình nghiên cứu về giai cấp công nhân Việt Nam chủ yếu xem xét và khẳng định vai trò quan trọng của giai cấp công nhân từ góc độ lý luận về vấn đề giai cấp lãnh đạo trong lực lượng nòng cốt của cách mạng Việt Nam. Tuy nhiên, từ sau thời kỳ đổi mới, nền kinh tế Việt Nam mở cửa đón nhận các dòng vốn đầu tư từ bên ngoài vào Việt Nam, vấn đề giai cấp trong mối tương quan giữa người lao động và người sử dụng lao động lại được đặt ra. Các công trình nghiên cứu về lực lượng lao động tại các khu công nghiệp được mô tả với sự nghèo khó, và gánh chịu những rủi ro từ thực tế tình cảnh sống của họ (Clarke, S. and T. Pringle. 2009), (Suhong Chae, 2013), (Nguyễn Đức Lộc, 2011). Cùng trong chiều hướng này, nhóm nghiên cứu của Trung tâm nghiên cứu Văn hóa, Giáo dục và Đời sống xã hội (Social Life) đã lựa chọn một địa bàn cụ thể làm điểm khảo sát điển hình trong các nghiên cứu của mình là tỉnh Bình Dương và nghiên cứu lặp đi, lặp lại liên tục trong nhiều năm.
Tuyển tập này là tập hợp các bài viết của các thành viên nghiên cứu chủ chốt của nhóm nghiên cứu dựa trên nền tảng dữ liệu được thu thập và xử lý một cách nghiêm cẩn, tuân thủ chặt chẽ các nguyên tắc khoa học. Với các tuyến khảo sát được tiến hành trong quá trình nghiên cứu, như: thu thập thông tin định lượng (bảng hỏi anket) và thu thập và xử lý thông tin định tính (thu thập dữ liệu thứ cấp và quan sát tham dự). Tổng mẫu khảo sát định lượng bao gồm 800 đơn vị mẫu (nghiên cứu lặp hai lần nên tổng số mẫu lên đến 1600) được phân bổ đồng đều giữa bốn địa bàn nghiên cứu tập trung đông đảo công nhân đang sinh sống và làm việc tại các doanh nghiệp, trong đó: thị xã Dĩ An (200 đơn vị mẫu), thị xã Thuận An (200 đơn vị mẫu), huyện Bến Cát (200 đơn vị mẫu) và huyện Tân Uyên (200 đơn vị mẫu). Mỗi thị xã/huyện lại chọn hai xã/thị trấn theo tiêu chí một nằm gần trung tâm khu công nghiệp, một nằm ở ngoại vi khu công nghiệp. Ở cấp xã/thị trấn, chúng tôi lại tiếp tục chọn hai khu phố/ấp, mỗi phố/ấp sẽ chọn ra 50 công nhân trong tổng số công nhân đang có trên địa bàn bằng cách tiến hành chọn mẫu theo nguyên tắc ngẫu nhiên có hệ thống theo danh sách công nhân tạm trú được các địa phương cung cấp. Sở dĩ chúng tôi chọn địa bàn nghiên cứu như vậy vì mỗi địa bàn kể trên có những đặc điểm riêng và mang tính đại diện cho loại hình các khu công nghiệp tại tỉnh Bình Dương (xét cả hai chiều kích không gian phân bố và quá trình hình thành). Việc tiến hành khảo sát cùng lúc bốn địa bàn giúp chúng tôi có được cái nhìn so sánh, đối chiếu, đồng thời từ đó có thể khái quát được bức tranh chung về hiện trạng đời sống công nhân tỉnh Bình Dương.
Bên cạnh đó, nhằm nhận diện mạng lưới, vai trò các các thiết chế xã hội của người công nhân trong chiến lược ứng phó với những rủi ro của mà họ gặp phải, nhóm nghiên cứu còn áp dụng phương pháp đánh giá nhanh với sự tham gia của cộng đồng (PRA) với công cụ biểu đồ Venns và thảo luận nhóm tập trung nhằm nhận diện mạng lưới xã hội và cấu trúc quyền lực trong các mối quan hệ xã hội của người công nhân.
Trên cơ sở bộ dữ liệu phong phú, các tác giả đã tìm kiếm, phân tích các ý tưởng để trình bày các bài viết dựa trên ba thuật ngữ khoa học then chốt: Thân phận, Rủi ro và Chiến lược sống. Với bài viết này, tôi tình nguyện làm người kết nối các ý tưởng của các tác giả trên cơ sở điểm lại những quan điểm chính yếu thành một hệ thống để độc giả tiện theo dõi trước khi vào đọc cụ thể từng bài nghiên cứu.
Bình luận