Hotline:
02466878415![]() | Nhà xuất bản Tri thức | ![]() | |
![]() | ![]() | Sách giấy; | |
![]() | 13 x 20,5 | ![]() | 604 |
![]() | ![]() | vi | |
![]() | ![]() |
1) Bối cảnh nghiên cứu về người thiểu số ở Việt Nam
Xã hội Việt Nam trong bối cảnh đương đại đang tiến vào một hành trình chuyển di mạnh mẽ với quá trình phát triển của nền kinh tế công nghiệp. Hiện tượng chuyển di ấy có lẽ được thể hiện rõ nét nhất qua những dòng người di cư vào các khu đô thị hiện đại. Kết quả là những dòng người này đã nhanh chóng tiếp nhập vào bản thân mình những đặc điểm của môi trường đô thị và sớm trở thành lực lượng lao động giữ vai trò chủ chốt trong quá trình sản xuất. Chúng ta sẽ nhìn nhận sự kiện chuyển hóa cơ cấu xã hội và tâm tính cộng đồng này như thế nào? Ở góc độ quan sát tổng thể, chúng ta thừa nhận rằng, trong cuộc mưu sinh ở nơi phố thị, đời sống của họ không luôn là màu hồng. Họ phải đối diện với rất nhiều khó khăn và rủi ro trong cuộc sống hằng ngày. Từ những rủi ro trong công việc như: thất nghiệp, bệnh tật, tai nạn lao động, v.v... cho đến những định kiến xã hội, văn hóa đã khiến cho cuộc sống của những người nhập cư vốn vất vả càng trở nên ngột ngạt, bức bách. Và để duy trì sự tồn tại của mình, trong điều kiện nghèo nàn như chúng ta đã thấy trên nhiều phương diện: vật chất, tinh thần, tri thức, vốn xã hội, v.v... buộc họ phải tìm mọi cách để xoay xở. Cũng vậy, trên bình diện tương quan xã hội, những người lao động nhập cư này dễ trở thành nạn nhân của những định kiến và kỳ thị về mặt xã hội do sự khác biệt văn hóa, ngôn ngữ hay ứng xử của họ và trở thành những người thiểu số ở đô thị. Tuy nhiên, ở một góc độ khác, nếu chúng ta bước vào trong cõi sống của họ, chúng ta sẽ bắt gặp một hình ảnh khác về những người thiểu số này. Họ không cam chịu trước những sức ép của cuộc sống, trái lại họ luôn tìm kiếm những phương cách khác nhau để cải thiện hay thay đổi hoàn cảnh sống của chính mình.
Trong viễn ảnh đó, tiếp cận về người thiểu số ở đô thị không chỉ đòi hỏi nhà nghiên cứu diễn giải từ các quan điểm trừu tượng, có sẵn mà còn đòi hỏi nhà nghiên cứu phải hòa mình vào trong cuộc sống của cộng đồng để có thể hiểu và trải nghiệm những thực hành văn hóa và các quan điểm cá nhân của chính chủ thể mà nhà nghiên cứu đang tương tác. Đây cũng là chủ đề đã được bàn luận trong tập một của tuyển tập Đời sống xã hội Việt Nam đương đại với chủ đề “Tình cảnh sống của người công nhân: Thân phận, rủi ro và chiến lược sống”. Tiếp nối dòng chủ lưu này, tập hai của tuyển tập với chủ đề “Người thiểu số ở đô thị” sẽ được các nhà nghiên cứu khai triển và cho phép định hình một quan điểm tiếp cận khác so với các quan điểm nghiên cứu về người thiểu số lâu nay trong giới học thuật Việt Nam. Đó cũng được xem là mục đích mà Trung tâm SocialLife đã và đang nỗ lực định hình một hướng đi học thuật cho việc nghiên cứu các vấn đề đời sống xã hội Việt Nam đương đại.
Tủ sách Cánh Buồm: 10 năm song hành cùng người làm giáo dục
NDO - Cuối năm 2013, Tủ sách Tâm lý học giáo dục Cánh Buồm chính thức ra đời, với mục đích cung cấp cho bạn đọc những tác phẩm kinh điển của tâm lý học giáo dục thế giới. Trong 10 năm qua, vượt qua nhiều khó khăn, tủ sách đã mang đến cho người đọc những tác phẩm giá trị, song hành cùng những người làm trong ngành giáo dục.
Chung cuộc của giáo dục - Giá trị cho tất cả
Tôi đọc Chung cuộc của giáo dục vì TIN vào sự lựa chọn của dịch giả Nguyễn Quang Kính, Người đồng nghiệp & Người Thầy. Tôi đọc nó với tâm thế: Cuốn sách có gì mới cho tôi? Cho các nhà quản lý giáo dục vào năm 2023 khi AI Chat GPT bùng nổ? Chung cuộc của giáo dục được xuất bản lần đầu năm 1995, khoảng 30 năm trước, nhưng những vấn đề của nó vẫn mới và còn nguyên giá trị với cộng đồng giáo dục Việt Nam thời hiện tại.
Những ngày đầu người Pháp đến An Nam
Tạp chí Người đô thị 13:41 | Thứ bảy, 04/11/2023 ‘Ba ngày chiến trận ở xứ An Nam’ là cuộc gặp gỡ tình cờ tại miền Nam nước Pháp giữa dịch giả Phan Hồng Hạnh và những ghi chép của tác giả Pierre Loti về các sự kiện đã diễn ra cách đây 140 năm, khi Pháp đổ bộ lên vịnh Tourane (Đà Nẵng). Qua đó, chân dung những người đã hy sinh vì đất nước đã được hiện lên, song hành cùng đó là cách nhìn mới về chủ nghĩa bá quyền của hơn một thế kỷ trước.
Bình luận