Hotline:
02466878415MICHEL FOUCAULT ( 1926-1984)
Tốt nghiệp chuyên ngành triết học trường Sư phạm Cao cấp phố Ulm danh giá, Michel Foucault đã giảng dạy tại một số trường đại học. Sau khi bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ năm 1961: “Lịch sử của chứng điên trong thời đại cổ điển” ông được bổ nhiệm vào vị trí Giáo sư tại College de France năm 1970. Không tin vào tính liên tục và các hệ thống lịch sử hoành tráng, Michel Foucault đã cố gắng xác định các điều kiện khả thể của tri thức, các tiên nghiệm lịch sử và hiểu biết mà từ đó tri thức có thể được tạo dựng nên…
Trong tác phẩm “(các) Từ và (các) Vật” (Les Mots et les Choses,1966), Foucault đã chỉ ra rằng mỗi thời kỳ trong lịch sử sẽ được định hình bởi một cấu hình các phạm trù trí tuệ đã tạo lập nên nền văn hóa: vì thế con người sẽ phụ thuộc vào cấu trúc của kiến thức. Thế kỷ 17 là thế kỷ của các “đại diện” và các công cụ của tính hiện đại để phân loại tri thức theo quan điểm của chủ nghĩa duy lý. Như vậy, khái niệm “con người phổ quát” là một phát minh của tính hiện đại; chính những phát hiện chói sáng về lịch sử thế giới phương Tây đã khai sinh ra chủ nghĩa Nhân văn và kỷ nguyên Khai sáng. Điều này cho thấy rằng tri thức không thể là trung tính: nó phụ thuộc vào các trường lực trong thời đại của nó. Như vậy “Con người” là một cấu trúc trí tuệ và đối mặt với bất kỳ diễn ngôn nào, chúng ta nên thực hành một “khảo cổ học về tri thức” (tên một tác phẩm của Foulcault) và đặt ra những câu hỏi dạng sau: Ai đang nói? Và tại sao họ nói?
Do đó, kiến thức không bao giờ tách rời với quyền lực, một khẳng định mà Foucault đã công bố trong chuỗi bài giảng khi vừa nhận chức GS tại College de France. Kiến thức được liên kết với quyền lực và rất khó để hình dung ra một loại kiến thức mang tính trung lập và lánh xa quyền lực. Quyền lực hiện đại đã biến lý trí trở thành một phương tiện bảo vệ trật tự, bằng cách loại trừ những kẻ điên loạn và những người sống bên lề xã hội (Lịch sử của chứng điên trong Thời Cổ điển).
GIÁM SÁT VÀ TRỪNG PHẠT (Surveiller et Punir, 1975) tái hiện lại hành trình tiến hóa trong các biểu hiện của quyền lực: quyền lực truyền thống trực tiếp bộc lộ một cách ngoạn mục, thời đại Cổ điển sau đó bắt đầu chuẩn hóa dần dần. Đòi hỏi về trật tự và lý trí được thể hiện trong mong muốn của những người lãnh đạo muốn quy chuẩn hóa thẩm mỹ và trí tuệ. Các thiết chế kỷ luật xuất hiện và không ngừng sinh sôi nẩy nở : bệnh viện, nhà tù, cơ sở đào tạo tôn giáo, công trường. Từng bước một xã hội bị đặt dưới con mắt theo dõi và sự giám sát của quyền lực. Sự thống trị, áp chế vốn mang đặc trưng cá nhân trong xã hội phong kiến được thay thế sự giám sát mang tính nhà nước và phi cá nhân. Đó là cái cơ cấu xã hội phải được nhìn nhận trong một bức tranh toàn cảnh của nó: đó là một nhà tù và nếu như Debord là người "chỉ mặt đặt tên" cho xã hội hiện đại là một “xã hội diễn cảnh” thì với Foulcault đó là một “xã hội trừng phạt”. Trong một xã hội như thế này, nỗi sợ hãi nội tâm và sự tích hợp các cơ cấu kỷ luật vào hệ thống tỏ ra hiệu quả hơn là các biện pháp trừng phạt và trấn áp, chúng nặng nề, khó áp dụng đại trà, tốn kém và có xác suất đạt hiệu quả thấp. Trong tiến trình lịch sử, sự kiểm soát xã hội sẽ không ngừng tiến triển: khoa học nhân văn trở nên một phương tiện hiệu quả để kiểm soát và kết cấu lại tri thức. Triết gia Raymond Aron cũng đã nhận ra tính chất ràng buộc và kiểm soát hiện đại này, chúng đã đảo ngược những nguyên lý đã được chấp nhận: “ đạo đức hóa tinh thần tư bản chủ nghĩa để củng cố một chế độ tập trung đã làm suy yếu tinh thần tự do quý tộc và văn hóa đại chúng”
Foucault đã để lại hình ảnh một triết gia phản kháng, lo lắng vạch trần những tác động của quyền lực, phê phán sự giả dối theo chủ nghĩa phổ quát của các quyền lực: lý trí, sự thật, con người. Không có kiến thức nào là trung lập và chúng ta phải liên tục suy nghĩ lại về các phạm trù trí thức và cách thực hành chúng trong hành trình của mình.
Mỗi khi hoàn thành xong một cuốn sách, Michel Foucault luôn khẳng định mong muốn của mình được các độc giả chính yếu, những người quan tâm tới đề tài hiểu, ông thích “nên nói ít hơn một chút chứ không phải nói những điều nào đó […] mà công chúng không thể tiếp cận được vì lý do này hay lý do kia. Và điểm mấu chốt sau cùng là tôi muốn mọi người tìm thấy niềm thích thú khi đọc tôi ”(Foucault 1975, Nói và Viết II - Dits et Écrits II). Sau Từ ngữ và Sự Vật (Les Mots et les choses 1966), Foucault chỉ ra rằng ông viết cuốn sách này cho các nhà sử học về khoa học và các nhà khoa học, tức là tổng cộng chỉ có chừng hai nghìn người. Năm 1972, trong quá trình tái bản cuốn Lịch sử chứng điên của mình tại Gallimard, ông nhấn mạnh rằng "nếu những người tìm đọc cuốn Lịch sử chứng điên là các bác sĩ tâm thần, nhà tâm lý học, y tá, người bệnh tâm thần và nếu, đối với họ, cuốn sách mang lại một điều gì đó và đã tạo ra một tác động nào đó tới họ, như vậy mục đích chủ yếu đã đạt được. Nếu những người công nhân không hiểu thì cũng không sao. Kết luận cũng sẽ hoàn toàn tương tự nếu đó là một cuốn sách nói về tình trạng của giai cấp công nhân ở Pháp ” (Foucault, 1974a: Nói và Viết II - Dits et Écrits II).
Năm 1975, khi xuất bản cuốn Giám sát và Trừng phạt - Nguồn gốc của Nhà tù, một mục tiêu mới đã xuất hiện. Điều quan trọng đối với ông là một cuốn sách như vậy phải thực sự có ích cho những nhà giáo dục, những người giám hộ, các thẩm phán, những người quan sát xã hội có lương tâm. Vấn đề của các nhà tù không phải là của các nhân viên xã hội, mà là vấn đề của các tù nhân.
'Talleyrand - Bậc thầy của nền ngoại giao chính trị'
vietnamnet - Thứ tư, 23/10/2024 - 09:00 Cuốn sách “Talleyrand - Bậc thầy của nền ngoại giao chính trị” không chỉ là tài liệu lịch sử giá trị mà còn là bức chân dung sâu sắc về một con người với những mâu thuẫn và chiến lược làm thay đổi lịch sử châu Âu mãi mãi.
“Xã hội diễn cảnh” qua góc nhìn của Guy Debord
{Thời báo Văn học nghệ thuật} - 17-10-2024 04:42 Là tác phẩm nổi tiếng nhất của triết gia Pháp Guy Debord, “Xã hội diễn cảnh” đã góp phần định hình nhiều quan điểm phê phán về xã hội hiện đại và văn hóa đại chúng. Nhân dịp ra mắt cuốn sách Xã hội diễn cảnh, Viện Pháp tại Hà Nội và Nhà xuất bản Tri Thức tổ chức tọa đàm thảo luận về cuốn sách với sự tham gia của các diễn giả: Phạm Xuân Thạch, Phùng Ngọc Kiên, Dương Thắng.
Tọa đàm Giới thiệu sách Xã hội diễn cảnh của Guy Debord
Guy Debord là một hiện tượng kỳ lạ của giới trí thức Pháp nửa sau của thế kỷ 20. Chịu ảnh hưởng sâu đậm của chủ nghĩa Marx, ông thường được xem là thuộc cánh cực tả chủ trương cách mạng triệt để. Xã hội diễn cảnh (xuất bản năm 1967) là tác phẩm nổi tiếng nhất của Guy Debord. Bắt chước lối viết của K. Marx trong cuốn Thesen über Feuerbach (Luận điểm về Feuerbach), tác phẩm bao gồm 221 luận điểm thường độc lập với nhau và được chia thành 9 chương.