Giáo dục vì một thế giới mới
Giáo dục vì một thế giới mới
4.5
128
Lượt xem
0
Đã bán
Chọn sản phẩm
Sách giấy
Tạm hết hàng
Thông tin xuất bản
NXB
Nhà xuất bản Tri thức
Người dịch:
Nghiêm Phương Mai
Năm XB:
2016
Loại sách:
Sách giấy;
Khổ sách:
12 x 20
Số trang:
168
Quốc gia:
Ngôn ngữ:
vi
Mã ISBN:
Mã ISBN Điện tử:

I. Tác giả:

Maria Montessori (1870-1952)
Maria Montessori sinh ra ở Chiaravalle, nước Ý, và mất tại Noordwijk, Hà Lan. Bà là phụ nữ đầu tiên tốt nghiệp Y khoa từ Đại học Roma (1894). Năm 1899, bà bắt đầu nghiên cứu về các vấn đề giáo dục trẻ, dựa theo một số khái niệm do bác sĩ E. Seguin đã khởi xướng. Bà nhận thấy các phương pháp thử nghiệm thành công đối với những trẻ có khuyết tật về tâm thần cũng có thể áp dụng cho trẻ em bình thường. Bà bắt đầu làm việc với các trẻ nhỏ ở các trường tư và công lập ở Roma và nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của giới cải cách. Từ 1900 đến 1907, bà giảng dạy về khoa giáo dục nhân chủng học tại Đại học Roma và được bổ nhiệm làm thanh tra các trường học (1922) của nhà nước tại Ý. Bà viết sách về giáo dục trẻ em và về hệ thống giáo dục mà bà đã khai triển. Bà thực hiện nhiều khóa huấn luyện cho các giáo viên ở Tây Ban Nha, Ấn Độ, Anh và Hà Lan. Ngày nay, hệ thống giáo dục mang tên bà do tổ chức Association Montessori Internationale (AMI) đại diện và giám sát có mặt tại hơn 100 quốc gia trên toàn thế giới đã góp phần tạo ra một nền tảng thiết yếu và đích thực cho việc giáo dục trẻ nhằm xây dựng một thế giới hòa bình và tiến bộ cho con người.

II. Tác phẩm

Bác sĩ Maria Montessori đề cao các năng lực to lớn của trẻ thơ hầu giúp cho người làm công tác giáo dục có một ý thức và tầm nhìn mới về vai trò của mình. Các nghiên cứu bởi các nhà khoa học và các nhà tâm lý học về đời sống tâm lý của trẻ ngay từ khi mới sinh ra đã dẫn đến kết luận rằng hai năm đầu tiên trong đời là thời gian quan trọng nhất.
Bác sĩ Montessori cho rằng “giáo dục không phải là cái gì mà người thầy đã trao truyền cho; giáo dục là một quá trình tự nhiên tiến hành tự phát bởi cá thể con người, và được tiếp thu không phải bằng cách nghe lời giảng dạy mà bằng sự thí nghiệm lên môi trường”. Bà khẳng định rằng “nếu muốn thay đổi các tục lệ và tập quán của một quốc gia, hay mong ước củng cố mạnh mẽ hơn những đặc điểm của một dân tộc, chúng ta phải lấy đứa trẻ làm công cụ”, bằng cách “giúp đứa trẻ tự làm cho chính mình, tự có ý muốn của chính mình, tự suy nghĩ cho chính mình; đấy là nghệ thuật của những ai ước ao phục vụ cho tinh thần”.

Bình luận

0/1500

Tuyển tập hay nhất

Tuyển tập hay nhất