Hotline:
02466878415Tham dự Tọa đàm Dấu ấn văn hóa Pháp qua một số tác phẩm xuất bản tại Việt Nam, có ba diễn giả: PGS.TS Phùng Ngọc Kiên, Trưởng Ban Văn học Nước ngoài, Viện Văn học; TS. Dịch giả Nguyễn Giáng Hương, Thư viện Quốc gia Pháp; ông Mai Anh Tuấn - Giảng viên Đại học Văn hóa Hà Nội; điều phối bởi GS Chu Hảo, nguyên Giám đốc NXB Tri thức.
“Gần 20 năm qua, chúng tôi đã xuất bản gần 50 cuốn sách của các tác giả người Pháp. NXB Tri thức luôn dành tình cảm lớn trong việc thể hiện văn hóa và dấu ấn của văn hóa Pháp, và mong muốn được truyền tải đến Việt Nam trong thời gian qua và thời gian tới”, bà Phạm Thị Bích Hồng, Giám đốc NXB Tri thức cho biết.
Tại buổi tọa đàm, GS Chu Hảo nhận xét về sự thay đổi trong việc sử dụng ngoại ngữ hiện nay: “Sau một thời gian tiếng Anh hóa thì bây giờ các bạn trẻ quay lại với tiếng Pháp, Tây Ban Nha. Đó là một dấu hiệu tốt để đa dạng nền văn hóa. Tiếng Pháp được mệnh danh là một trong những ngôn ngữ lãng mạn nhất hành tinh, là thứ ngôn ngữ của tình yêu bởi sự tinh tế và thanh lịch".
TS. Dịch giả Nguyễn Giáng Hương nhận định rằng các tác giả người Pháp được NXB Tri Thức lựa chọn đều là những cá nhân đặc biệt. “Họ đại diện cho nền tư tưởng khoa học phương Tây. Tiêu biểu như Jean-Jacques Rousseau, một nhà triết học thuộc trường phái khai sáng, có ảnh hưởng lớn tới Cách mạng Pháp năm 1789. Ông cũng viết và đóng góp quan trọng cho trào lưu lãng mạn của văn học Pháp. Tác phẩm của Rousseau được đọc và nghiên cứu rộng rãi bởi chính cái nhìn sâu sắc về con người. Những lời bộc bạch đã mở đầu cho phong trào viết hồi ký hiện đại, tác động nhiều tới xu hướng này ở Việt Nam".
Với tư cách là một độc giả, ông Mai Anh Tuấn- Giảng viên Đại học Văn hóa Hà Nội háo hức khi đón nhận những cuốn sách dịch từ tiếng Pháp. Nhưng cũng có tâm lý e dè bởi đây là các tác phẩm không dễ đọc, đòi hỏi vượt qua bản thân để tiếp cận tri thức.
Trước câu hỏi "Phương pháp nào để giới trẻ tiếp cận những cuốn sách khó đọc trong Tủ sách Tinh hoa?", diễn giả Mai Anh Tuấn nêu rõ 3 bước: lựa chọn sách gần với sự quan tâm và khả năng làm việc; đọc trực tiếp trên văn bản, khó thì dành nhiều công nghiên cứu kỹ hơn; bắt đầu vận dụng những cuốn sách vào công việc.
TS. Dịch giả Nguyễn Giáng Hương bày tỏ mong muốn người đọc hãy chọn sách khéo léo: “Khi một NXB chọn cuốn nào, họ đều có lý do, vậy nên với tư cách là độc giả, chúng ta cũng phải có sở cứ của mình. Cần tìm hiểu tác giả là ai, dịch giả là ai, chọn tủ sách mình yêu thích phù hợp với sự tìm tòi của bản thân. Qua đó, hình thành thái độ đọc một cách chủ động, không mang tính dập khuôn, chịu sự áp đặt từ người khác”.
Tọa đàm Dấu ấn văn hóa Pháp qua một số tác phẩm xuất bản tại Việt Nam tập trung thảo luận các chủ đề chính: Lý thuyết và phê bình Pháp – những cách đọc văn học đa chiều thời đương đại, Vai trò của lý thuyết và phê bình Pháp đối với văn học Việt Nam hay Cơ duyên đến với tiếng Pháp, Dấu ấn văn hóa Pháp qua các tác phẩm được xuất bản tại Việt Nam… NXB Tri thức và Viện Pháp tại Hà Nội cũng chia sẻ đến độc giả một số tác phẩm tiếng Pháp được chuyển ngữ sang tiếng Việt như: Những lời bộc bạch (Tác giả: Jean – Jacques Rousseau, Dịch giả: Lê Hồng Sâm), Cháu ông Rameau (Tác giả: Denis Diderot, Dịch giả: Phùng Văn Tửu), Quy tắc của nghệ thuật (Tác giả: Pierre Bourdieu, Dịch giả: Phùng Ngọc Kiên, Nguyễn Phương Ngọc)… |
Anh Nguyễn (Báo Vietnamnet)
https://vietnamnet.vn/huong-nhin-ve-tuong-lai-cua-van-hoc-phap-tai-viet-nam-2142910.html
'Talleyrand - Bậc thầy của nền ngoại giao chính trị'
vietnamnet - Thứ tư, 23/10/2024 - 09:00 Cuốn sách “Talleyrand - Bậc thầy của nền ngoại giao chính trị” không chỉ là tài liệu lịch sử giá trị mà còn là bức chân dung sâu sắc về một con người với những mâu thuẫn và chiến lược làm thay đổi lịch sử châu Âu mãi mãi.
“Xã hội diễn cảnh” qua góc nhìn của Guy Debord
{Thời báo Văn học nghệ thuật} - 17-10-2024 04:42 Là tác phẩm nổi tiếng nhất của triết gia Pháp Guy Debord, “Xã hội diễn cảnh” đã góp phần định hình nhiều quan điểm phê phán về xã hội hiện đại và văn hóa đại chúng. Nhân dịp ra mắt cuốn sách Xã hội diễn cảnh, Viện Pháp tại Hà Nội và Nhà xuất bản Tri Thức tổ chức tọa đàm thảo luận về cuốn sách với sự tham gia của các diễn giả: Phạm Xuân Thạch, Phùng Ngọc Kiên, Dương Thắng.
Tọa đàm Giới thiệu sách Xã hội diễn cảnh của Guy Debord
Guy Debord là một hiện tượng kỳ lạ của giới trí thức Pháp nửa sau của thế kỷ 20. Chịu ảnh hưởng sâu đậm của chủ nghĩa Marx, ông thường được xem là thuộc cánh cực tả chủ trương cách mạng triệt để. Xã hội diễn cảnh (xuất bản năm 1967) là tác phẩm nổi tiếng nhất của Guy Debord. Bắt chước lối viết của K. Marx trong cuốn Thesen über Feuerbach (Luận điểm về Feuerbach), tác phẩm bao gồm 221 luận điểm thường độc lập với nhau và được chia thành 9 chương.