Hotline:
02466878415![]() | Nhà xuất bản Tri thức | ![]() | |
![]() | 2017 | ![]() | Sách giấy; |
![]() | 16 x 24 cm | ![]() | 412 |
![]() | ![]() | vi | |
![]() | ![]() |
1.Tác giả
PGS.TS Lê Công Sự, sinh năm 1959 tại Kỳ Phương, Kỳ Anh, Hà Tĩnh. Tốt nghiệp phân khoa Vô thần, khoa Triết học, Đại học Tổng hợp Leningrad, Liên bang Nga (1985). Thạc sĩ triết học (1996), Tiến sĩ triết học (2004), PGS (2014). Hiện là chủ nhiệm bộ môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Leenin, Đại học Hà Nội.
Các sách đã xuất bản:
- Triết học cổ điển Đức, NXB Thế giới, 2006
- Học thuyết phạm trù trong triết học Kant, NXB CTQG, 2007
- Học thuyết phạm trù trong triết học Mác – Lenin, NXB CTQG, 2009
- Ngôn ngữ và văn hóa, NXB Văn học, 2012
- Con người qua lăng kính triết gia, NXB CTQG, 2012
- Triết học cổ đại, NXB CTQG, 2014
2. Đôi lời cùng bạn đọc
Chân (Truth), Thiện (Goodness), Mỹ (Beauty) là ba giá trị nhân bản đồng hành cùng nhân loại từ khi con người có mặt trên Trái đất cho đến tận ngày nay, chúng cùng tồn tại như một chỉnh thể không thể thiếu mà người ta thường gọi là Golden Mean (chuẩn mực vàng) trong mọi lĩnh vực. Chân, Thiện, Mỹ không phải là những phạm trù trừu tượng, mà được nhìn nhận một cách cụ thể trong các lĩnh vực đời sống và khoa học. Chân, Thiện, Mỹ đồng thời mang tính lịch sử, mỗi thời đại khác nhau người ta quan niệm không giống nhau. Triết gia Đức Immanuel Kant khi xây dựng hệ thống triết học đã đặt ra ba câu hỏi: Tôi có thể biết được điều gì? Tôi có thể làm gì? Tôi có thể tin vào điều gì? Sau khi trả lời ba câu hỏi đó, ông đặt ra một câu hỏi tiếp theo: Con người là gì? Chính ở đây, ông đã gợi ý cho chúng ta rằng, con người như một chỉnh thể thống nhất giữa Chân, Thiện, Mỹ. Trần Đức Thảo trong Một hành trình (Paris 1992) viết: “Khi tự vấn mình, ý thức đòi hỏi cái Thiện trong hành động, cái Chân trong tri thức, và cái Mỹ trong sự hoàn thành các quá trình nghiệm sinh, qua đó ý thức biến thế giới tự nhiên thành một nhân giới, xứng đáng với con người.
Tủ sách Cánh Buồm: 10 năm song hành cùng người làm giáo dục
NDO - Cuối năm 2013, Tủ sách Tâm lý học giáo dục Cánh Buồm chính thức ra đời, với mục đích cung cấp cho bạn đọc những tác phẩm kinh điển của tâm lý học giáo dục thế giới. Trong 10 năm qua, vượt qua nhiều khó khăn, tủ sách đã mang đến cho người đọc những tác phẩm giá trị, song hành cùng những người làm trong ngành giáo dục.
Chung cuộc của giáo dục - Giá trị cho tất cả
Tôi đọc Chung cuộc của giáo dục vì TIN vào sự lựa chọn của dịch giả Nguyễn Quang Kính, Người đồng nghiệp & Người Thầy. Tôi đọc nó với tâm thế: Cuốn sách có gì mới cho tôi? Cho các nhà quản lý giáo dục vào năm 2023 khi AI Chat GPT bùng nổ? Chung cuộc của giáo dục được xuất bản lần đầu năm 1995, khoảng 30 năm trước, nhưng những vấn đề của nó vẫn mới và còn nguyên giá trị với cộng đồng giáo dục Việt Nam thời hiện tại.
Những ngày đầu người Pháp đến An Nam
Tạp chí Người đô thị 13:41 | Thứ bảy, 04/11/2023 ‘Ba ngày chiến trận ở xứ An Nam’ là cuộc gặp gỡ tình cờ tại miền Nam nước Pháp giữa dịch giả Phan Hồng Hạnh và những ghi chép của tác giả Pierre Loti về các sự kiện đã diễn ra cách đây 140 năm, khi Pháp đổ bộ lên vịnh Tourane (Đà Nẵng). Qua đó, chân dung những người đã hy sinh vì đất nước đã được hiện lên, song hành cùng đó là cách nhìn mới về chủ nghĩa bá quyền của hơn một thế kỷ trước.
Bình luận