Hotline:
02466878415
Điều gì làm cho con người hạnh phúc? Câu hỏi này đưa chúng ta đến tâm điểm của sự khác biệt giữa kinh tế thị trường tự do và kinh tế học Phật giáo, đó là: bản chất con người. Theo kinh tế học Phật giáo, bản chất con người là hiền thiện và rộng lượng, căn bản nhất là biết chăm sóc bản thân.
Đức Phật đã dạy rằng tất cả mọi người khổ đau là do trạng thái tâm lí của chính họ, cảm giác không thỏa mãn đối với những tham vọng từ cái này sang cái khác. Đức Dalai Lama bảo với chúng ta rằng cảm giác của sự không biết đủ và mong muốn nhiều hơn không tách khỏi sự thèm khát sẵn có về các đối tượng mà chúng ta đang tìm kiếm từ những ảo tưởng trong tâm của chính chúng ta.[1] Đức Phật đã dạy chúng ta phương pháp làm thế nào để diệt trừ khổ đau bằng cách chuyển hóa những trạng thái tâm lí của chúng ta, tức tìm kiếm hạnh phúc qua cách sống có ý nghĩa.
Kinh tế thị trường tự do chứa đựng bản chất tự nhiên cho mình là trung tâm và con người chỉ quan tâm chính mình, vì thế họ chỉ biết chìm đắm trong thu nhập tối đa và lối sống ảo tưởng. Theo con đường này, việc mua bán và tiêu thụ-sắm giày mới hoặc chơi trò chơi mới trên điện thoại thông minh-sẽ làm cho bạn cảm thấy hạnh phúc mà không biết rằng chỉ trong một thời gian ngắn bạn sẽ cảm thấy không thích đôi giày và chán nản trò chơi đó, đồng thời từ bỏ không mua sắm chúng nữa. Để dừng lại vòng đam mê này, chúng ta phải liên tục từ bỏ tham muốn chứ không tìm kiếm sự thỏa mãn cuối cùng. Kinh tế thị trường tự do không hướng chúng ta đến đời sống ý nghĩa trong một thế giới lành mạnh, cũng không cung cấp giải pháp đối với những sự liên quan của chúng ta về chiến tranh thế giới, thu nhập không cân đối và phá hoại môi trường.
Ngược lại, kinh tế học Phật giáo cung cấp giải pháp hướng đến việc xây dựng lại đời sống cá nhân và cả kinh tế của chúng ta để tạo nên một thế giới tốt đẹp hơn. “Sự tốt đẹp của con người được gắn kết” thay thế cho “Nỗ lực tối đa cho địa vị của bạn”. “Lợi ích của nhân loại và thiên nhiên là mối nhân duyên qua lại” thay thế cho “Ô nhiễm là cái giá phải trả của xã hội mà cá nhân có thể bỏ quên”.
(Trích phần Giới thiệu, Kinh tế học Phật giáo, Tác giả: Clair Brown, Dịch giả: Thích Thiện Chánh, Nhà xuất bản Tri thức, 2020)
Tủ sách Cánh Buồm: 10 năm song hành cùng người làm giáo dục
NDO - Cuối năm 2013, Tủ sách Tâm lý học giáo dục Cánh Buồm chính thức ra đời, với mục đích cung cấp cho bạn đọc những tác phẩm kinh điển của tâm lý học giáo dục thế giới. Trong 10 năm qua, vượt qua nhiều khó khăn, tủ sách đã mang đến cho người đọc những tác phẩm giá trị, song hành cùng những người làm trong ngành giáo dục.
Chung cuộc của giáo dục - Giá trị cho tất cả
Tôi đọc Chung cuộc của giáo dục vì TIN vào sự lựa chọn của dịch giả Nguyễn Quang Kính, Người đồng nghiệp & Người Thầy. Tôi đọc nó với tâm thế: Cuốn sách có gì mới cho tôi? Cho các nhà quản lý giáo dục vào năm 2023 khi AI Chat GPT bùng nổ? Chung cuộc của giáo dục được xuất bản lần đầu năm 1995, khoảng 30 năm trước, nhưng những vấn đề của nó vẫn mới và còn nguyên giá trị với cộng đồng giáo dục Việt Nam thời hiện tại.
Những ngày đầu người Pháp đến An Nam
Tạp chí Người đô thị 13:41 | Thứ bảy, 04/11/2023 ‘Ba ngày chiến trận ở xứ An Nam’ là cuộc gặp gỡ tình cờ tại miền Nam nước Pháp giữa dịch giả Phan Hồng Hạnh và những ghi chép của tác giả Pierre Loti về các sự kiện đã diễn ra cách đây 140 năm, khi Pháp đổ bộ lên vịnh Tourane (Đà Nẵng). Qua đó, chân dung những người đã hy sinh vì đất nước đã được hiện lên, song hành cùng đó là cách nhìn mới về chủ nghĩa bá quyền của hơn một thế kỷ trước.