Hotline:
0838323839
Ngày 5/4/2021, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) tổ chức công bố quyết định về công tác cán bộ đối với nhiều vị trí quan trọng. Đoàn Chủ tịch Hội đồng Trung ương VUSTA cũng bổ nhiệm bà Phạm Thị Bích Hồng, Phó trưởng Ban Truyền thông và Phổ biến kiến thức VUSTA kiêm nhiệm giữ chức Giám đốc Nhà xuất bản Tri thức.
Đoàn Chủ tịch Hội đồng Trung ương Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) bổ nhiệm ông Phạm Hữu Duệ giữ chức Trưởng Ban Tổ chức và Chính sách Hội VUSTA. Thời gian giữ chức vụ là 5 năm kể từ ngày 1/4/2021.
Trước khi ông Phạm Hữu Duệ được bổ nhiệm, VUSTA đã miễn nhiệm chức vụ Trưởng Ban tổ chức và Chính sách Hội đối với ông Nguyễn Quyết Chiến.
Ông Chiến hiện là Tổng thư ký Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, nhiệm kỳ 2020-2025.
Tại lễ công bố, Đoàn Chủ tịch Hội đồng Trung ương VUSTA cũng bổ nhiệm bà Phạm Thị Bích Hồng, Phó trưởng Ban Truyền thông và Phổ biến kiến thức VUSTA kiêm nhiệm giữ chức Giám đốc Nhà xuất bản Tri thức. Thời gian giữ chức vụ là 2 năm.
TSKH Phan Xuân Dũng, Chủ tịch VUSTA đánh giá cao những hoạt động và thành tích mà cả 3 nhân sự trên đã đạt được trong quá trình công tác và cho rằng việc bổ nhiệm là xứng đáng với năng lực và phẩm chất của mỗi cá nhân.
TSKH Phan Xuân Dũng gửi lời chúc mừng và tin rằng 3 nhân sự vừa được bổ nhiệm sẽ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
Lễ công bố Quyết định về công tác cán bộ Nhà xuất bản Tri thức
Chiều 24/5, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam tổ chức Lễ công bố Quyết định về công tác cán bộ. Tham dự buổi Lễ, về phía Bộ Tư pháp, có ông Nguyễn Quang Thái Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự; bà Phan Thị Hồng Hà Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ; đại diện một số đơn vị thuộc Bộ Tư pháp. Về phía Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam có Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam Phan Xuân Dũng, ông Phạm Quang Thao Bí thư Đảng uỷ, Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam...
Nước Pháp - Cánh cửa mở vào thế giới hiện đại
"Một trong những thành tựu quan trọng của nghiên cứu văn học Việt Nam sau năm 1986 ngay từ cuối thế kỉ 20 chính là bộ Lịch sử văn học Pháp. Bao quát một lịch sử kéo dài từ thế kỉ 17 cho đến giữa thế kỉ 20 bộ sách không chỉ là lịch sử văn chương, mỹ văn của nước Pháp lục địa mà còn là một lịch sử của tư tưởng nhân văn được thể hiện qua văn học bằng tiếng Pháp. Chính vì vậy nên trước khi Những lời bộc bạch, Emile hay về giáo dục, Chàng ngây thơ, Cháu ông Rameau được dịch trọn vẹn sang tiếng Việt thì những nhà Khai sáng Pháp như J.J.Rousseau, D. Diderot hay Voltair đã được đưa vào chương trình giảng dạy ở bậc Đại học và trước khi Thuyết hiện sinh là một thuyết nhân bản được dịch đầy đủ sang tiếng việt thì cùng với Camus, Sartre cũng đã được giới thiệu với sinh viên và người đọc Việt".
Hướng nhìn về tương lai của Văn học Pháp tại Việt Nam
NXB Tri thức và Viện Pháp tại Hà Nội vừa tổ chức Tọa đàm 'Dấu ấn văn hóa Pháp qua một số tác phẩm xuất bản tại Việt Nam'.