Lời mời đến với xã hội học
Lời mời đến với xã hội học
Một góc nhìn nhân văn
4.5
89
Lượt xem
0
Đã bán
Chọn sản phẩm
Sách giấy
Sắp ra mắt
Thông tin xuất bản
NXB
Nhà xuất bản Tri thức
Người dịch:
Phạm Văn Bích
Năm XB:
2016
Loại sách:
Sách giấy;
Khổ sách:
13 x 20.5
Số trang:
248
Quốc gia:
Ngôn ngữ:
vi
Mã ISBN:
Mã ISBN Điện tử:

1)      Tác giả

Peter L. Berger (1929): Là người Mĩ gốc Áo, Giáo sư xã hội học tại trường Đại học New School for Social Research, Đại học Rutgers và Đại học Boston (Mĩ). Lĩnh vực học thuật chính của ông là xã hội học về tôn giáo, xã hội học về nhận thức và lí thuyết xã hội học. 

2)      Tác phẩm

Khác với nhân học, nhà xã hội học không đi tìm hiểu những xã hội khác lạ, mà thường say mê với cái quen thuộc. Đôi khi các nhà xã hội học khảo sát những thế giới mà trước đây họ chưa biết, như các khu ghetto nội đô, các giáo phái, hay thế giới riêng tư đằng sau tiền cảnh của các bác sĩ phẫu thuật, tướng lĩnh quân sự v.v. Song các nhà xã hội học cũng thường khảo sát những lĩnh vực hành vi vốn quen thuộc đối với họ và với hầu hết những người trong xã hội của họ, thông qua hoặc kinh nghiệm trực tiếp hoặc qua báo chí. Sự độc đáo là nhãn quan xã hội học giúp ta nhìn cái đã quen thuộc - thậm chí nhàm chán - dưới một ánh sáng mới mẻ và thanh tân. Đấy chính là niềm vui và sự hào hứng mà xã hội học mang lại. “Đó không phải là sự hào hứng khi đến một nơi hoàn toàn mới lạ, mà đúng hơn là sự hào hứng trong việc tìm ra rằng cái quen thuộc đã mang một ý nghĩa khác hẳn. Sức quyến rũ mê hồn của xã hội học là ở thực tế này: cách nhìn của nó khiến cho ta thấy được chính cái thế giới mà suốt đời chúng ta đã và đang sống dưới một ánh sáng mới”. Các nhà xã hội học nỗ lực tiếp cận cái thế giới mà chúng ta coi là đương nhiên, và xem nó như thể đó là một lĩnh vực mới, chưa hề được khám phá. Họ nhìn sâu xa hơn những động cơ và lí giải chính thức mà người ta đưa ra về niềm tin và hành vi của mình.    

3)       Trích dẫn

… Cuốn sách này viết ra là để đọc chứ không phải để nghiên cứu. Nó không phải một cuốn giáo trình hay một nỗ lực xây dựng hệ thống lí thuyết. Nó là một lời mời đến với một thế giới trí tuệ mà tôi coi là cực kì tuyệt diệu và có ý nghĩa. Đưa ra lời mời như thế thì cần nêu rõ cái thế giới mà độc giả được mời vào, nhưng hiển nhiên là độc giả sẽ phải đi xa hơn là đọc cuốn sách này nếu như anh ta định tiếp nhận lời mời này một cách nghiêm túc.

(Trích « Lời tựa», Lời mời đến với xã hội học – Một góc nhìn nhân văn, Peter L. Berger, NXB Tri Thức 2016)

Bình luận

0/1500

Sách xem nhiều nhất

Suy tưởng

3423 lượt xem

Nguồn gốc các loài

2861 lượt xem

Căn phòng riêng

2631 lượt xem

Tuyển tập hay nhất

Tuyển tập hay nhất

Xem toàn bộ