Hotline:
0838323839![]() | Nhà xuất bản Tri thức | ![]() | |
![]() | 2017 | ![]() | Sách giấy; |
![]() | 13 x 20,5 | ![]() | 300 |
![]() | ![]() | vi | |
![]() | ![]() |
1.Tác giả
Nguyễn Kiều Dung tốt nghiệp tiến sĩ kinh tế từ Đại học bang New York, chi nhánh thành phố Albany, Hoa Kỳ. Là một nhà kinh tế nhưng chị rất đam mê triết học, xã hội học và tương lại học. Chị viết cuốn sách “Mặt trái của danh vọng” với mong ước cháy bỏng: danh vọng sẽ bị xóa sổ hoàn toàn trong đời sống loài người.
2. Lời giới thiệu
“Ban đầu tôi định viết một cuốn sách về sự tan rã của xã hội loài người. Độc giả hẳn sẽ thắc mắc: “Sự tan rã của xã hội loài người nghĩa là như thế nào? Làm sao chuyện ấy có thể xảy ra được?” Vâng, đó là cảm nhận riêng của tôi khi nghĩ về tương lai của loài người. Con người có thật sự cần đến xã hội hay không? Con người cần đến xã hội khi họ yếu ớt và cô đơn. Họ cần xã hội để được hỗ trợ sinh tồn, để được bảo vệ, và chia sẻ cảm xúc. Nhưng ngược lại, xã hội cũng mang đến cho họ những bổn phận, ràng buộc, và trách nhiệm. Phần lớn những khổ đau của loài người cũng là do xã hội đem đến, thông qua tương tác giữa người với người: học hành thua kém bạn bè, không kiếm được việc làm ưng ý, công danh gập ghềnh gian nan, kiếm tiền khó khăn, kinh doanh phá sản, bất hạnh trong tình yêu và hôn nhân, v.v…
Lễ công bố Quyết định về công tác cán bộ Nhà xuất bản Tri thức
Chiều 24/5, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam tổ chức Lễ công bố Quyết định về công tác cán bộ. Tham dự buổi Lễ, về phía Bộ Tư pháp, có ông Nguyễn Quang Thái Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự; bà Phan Thị Hồng Hà Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ; đại diện một số đơn vị thuộc Bộ Tư pháp. Về phía Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam có Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam Phan Xuân Dũng, ông Phạm Quang Thao Bí thư Đảng uỷ, Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam...
Nước Pháp - Cánh cửa mở vào thế giới hiện đại
"Một trong những thành tựu quan trọng của nghiên cứu văn học Việt Nam sau năm 1986 ngay từ cuối thế kỉ 20 chính là bộ Lịch sử văn học Pháp. Bao quát một lịch sử kéo dài từ thế kỉ 17 cho đến giữa thế kỉ 20 bộ sách không chỉ là lịch sử văn chương, mỹ văn của nước Pháp lục địa mà còn là một lịch sử của tư tưởng nhân văn được thể hiện qua văn học bằng tiếng Pháp. Chính vì vậy nên trước khi Những lời bộc bạch, Emile hay về giáo dục, Chàng ngây thơ, Cháu ông Rameau được dịch trọn vẹn sang tiếng Việt thì những nhà Khai sáng Pháp như J.J.Rousseau, D. Diderot hay Voltair đã được đưa vào chương trình giảng dạy ở bậc Đại học và trước khi Thuyết hiện sinh là một thuyết nhân bản được dịch đầy đủ sang tiếng việt thì cùng với Camus, Sartre cũng đã được giới thiệu với sinh viên và người đọc Việt".
Hướng nhìn về tương lai của Văn học Pháp tại Việt Nam
NXB Tri thức và Viện Pháp tại Hà Nội vừa tổ chức Tọa đàm 'Dấu ấn văn hóa Pháp qua một số tác phẩm xuất bản tại Việt Nam'.
Bình luận