Hotline:
0838323839![]() | Nhà xuất bản Tri thức | ![]() | Phùng Ngọc Kiên |
![]() | 2014 | ![]() | Sách giấy; |
![]() | 16 x 24 cm | ![]() | 712 |
![]() | ![]() | vi | |
![]() | ![]() |
1) Tác giả
Erich Auerbach (1892 – 1957) là danh giáo sư ngữ văn tiếng roman ở Marbourg, rồi bị buộc phải rời Đức (1935) tránh nạn phát xít. Ông định cư ở Hoa Kỳ, làm việc lần lượt tại các trường đại học danh tiếng như Pennsylvania, Princeton rồi Yale với chức danh giáo sư văn học trung đại. Là chuyên gia về Dantes, ông đã viết một loạt tiểu luận văn học quan trọng như Mimésis, Phương thức thể hiện thực tại trong văn học phương Tây (Berne - 1946), Ngôn ngữ văn chương và công chúng thời hậu kỳ Cổ đại và Trung đại (1957), Các nghiên cứu về Dantes (1929-1954). Ông thường được xếp vào số nhóm những nhà ngữ văn cổ điển Đức danh tiếng đầu thế kỷ XX gồm F. Gundolf, L. Spitzer, E-R. Curtius, E. Auerbach.
2) Tác phẩm
Tác phẩm là chuyên luận nghiên cứu văn bản so sánh được giới nghiên cứu phương Tây đánh giá như một trong những cuốn sách phê bình văn học kinh điển của nghiên cứu văn học phương Tây trong thế kỷ XX. Cho tới nay, hầu như không có nhà nghiên cứu phương Tây nào một mình “dám” vạch lại con đường phát triển của lịch sử văn chương phương Tây dưới một chủ thuyết nhất định. Công trình này được ông hoàn thành dựa trên cơ sở các bài giảng của mình trong thời gian ở Istanbul và xuất bản năm 1946 bằng tiếng Đức Mimesis: dargestellte Wirklichkeit in der abendlandischen Literatur (Berne, Francke). Năm 1953 văn bản được dịch sang tiếng Anh với tên Mimesis, The Representation of Reality in Western Literature (Princeton UP) và thu được thành công rất lớn. Mãi cho tới năm 1977 cuốn sách mới được dịch sang tiếng Pháp lần đầu tiên (Mimésis, la Représentation de la réalité dans la littérature occidentale). R. Wellek cho rằng đó là một cuốn sách “có tầm vóc và quy mô” bậc nhất, mà hầu hết các sinh viên ngữ văn bậc sau đại học ở Mỹ, Pháp, Đức... đều được khuyến nghị sử dụng như một cách tiếp cận căn bản đối với tiến trình lịch sử văn học phương Tây. Cuốn sách hiện diện trong hầu hết các danh mục tham khảo nhà trường ở các khoa văn và nghệ thuật của các trường đại học Âu Mỹ, trong các chuyên luận nghiên cứu so sánh hoặc lịch sử văn chương phương Tây.
…. Nhưng ngữ văn học cổ điển phương Tây đầu thế kỉ XX dù sao cũng là đỉnh cao của sự phát triển ngữ văn học có đối tượng là văn bản văn học. Đỉnh cao đó là một sự hòa giải giữa cái cũ với cái mới để báo hiệu sự kết thúc của phương thức tư duy phê bình truyền thống và chuyển sang một hệ hình mới thời đương đại ở phương Tây mà M. Proust có thể được coi là một trong những người mở đầu khi chống lại Sainte-Beuve. …
(Trích: MIMÉSIS: Một mô hình nghiên cứu văn chương phương Tây, Phùng Ngọc Kiên, NXB Tri Thức 2014)
Lễ công bố Quyết định về công tác cán bộ Nhà xuất bản Tri thức
Chiều 24/5, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam tổ chức Lễ công bố Quyết định về công tác cán bộ. Tham dự buổi Lễ, về phía Bộ Tư pháp, có ông Nguyễn Quang Thái Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự; bà Phan Thị Hồng Hà Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ; đại diện một số đơn vị thuộc Bộ Tư pháp. Về phía Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam có Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam Phan Xuân Dũng, ông Phạm Quang Thao Bí thư Đảng uỷ, Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam...
Nước Pháp - Cánh cửa mở vào thế giới hiện đại
"Một trong những thành tựu quan trọng của nghiên cứu văn học Việt Nam sau năm 1986 ngay từ cuối thế kỉ 20 chính là bộ Lịch sử văn học Pháp. Bao quát một lịch sử kéo dài từ thế kỉ 17 cho đến giữa thế kỉ 20 bộ sách không chỉ là lịch sử văn chương, mỹ văn của nước Pháp lục địa mà còn là một lịch sử của tư tưởng nhân văn được thể hiện qua văn học bằng tiếng Pháp. Chính vì vậy nên trước khi Những lời bộc bạch, Emile hay về giáo dục, Chàng ngây thơ, Cháu ông Rameau được dịch trọn vẹn sang tiếng Việt thì những nhà Khai sáng Pháp như J.J.Rousseau, D. Diderot hay Voltair đã được đưa vào chương trình giảng dạy ở bậc Đại học và trước khi Thuyết hiện sinh là một thuyết nhân bản được dịch đầy đủ sang tiếng việt thì cùng với Camus, Sartre cũng đã được giới thiệu với sinh viên và người đọc Việt".
Hướng nhìn về tương lai của Văn học Pháp tại Việt Nam
NXB Tri thức và Viện Pháp tại Hà Nội vừa tổ chức Tọa đàm 'Dấu ấn văn hóa Pháp qua một số tác phẩm xuất bản tại Việt Nam'.
Bình luận