Hotline:
02466878415Có thể nói, dẫu không thể có cùng vị trí với những nhân vật vĩ đại như I.Kant hay G.W.F.Hégel nhưng vẫn hoàn toàn có thể xếp Max Weber vào trong số những “ông lớn” của khoa học xã hội và nhân văn như E.Husserl, như H.Bergson, như S. Freud.
Ông độc đáo bởi tính đa dạng của các công trình nghiên cứu, từ sử học, luật học cho đến kinh tế học. Trên tất cả, ông để lại dấu ấn sâu đậm nhất trong ngành xã hội học và được coi như là thuộc vào hàng “cha đẻ” của xã hội học hiện đại cùng với những nhân vật như Émile Durkheim hay Georg Simmel.
Không chỉ có vậy, ông còn góp phần đặt nền tảng về phương pháp luận cho các khoa học nhân văn hiện đại và đồng thời cũng đặc biệt được đề cao bởi chiều kích triết học trong những nghiên cứu của ông.
Và trong số tất cả những công trình quan trọng của Weber, cuốn NỀN ĐẠO ĐỨC TIN LÀNH VÀ TINH THẦN CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN thuộc vào số công trình quan trọng nhất, có tầm ảnh hưởng sâu rộng nhất và cũng gây tranh cãi gay gắt nhất suốt từ khi nó được công bố lần đầu tiên từ năm 1904 - 1905. Có thể nói, sau Tư bản luận của Karl Marx, cuốn sách của Weber chính là chìa khóa quan trọng nhất để hiểu chủ nghĩa tư bản.
Với bất cứ một người viết điểm sách nào thì việc giới thiệu bản dịch Nền đạo đức Tin lành và tinh thần chủ nghĩa tư bản do nhóm dịch giả Bùi Văn Nam Sơn, Nguyễn Nghị, Nguyễn Tùng, Trần Hữu Quang cũng đều là một thách thức.
Thách thức trước hết bởi tầm vóc của công trình nguyên tác và thách thức bởi việc giới thiệu cuốn sách đã được tiến hành một cách hết sức chu đáo, tỉ mỉ và khả tín trong Lời giới thiệu mở đầu bản dịch. Tôi tin rằng ở Việt Nam hiện nay, chúng ta khó có thể tìm được một lời giới thiệu công trình này có chất lượng cao hơn những gì mà các dịch giả Trần Hữu Quang và Bùi Văn Nam Sơn đã làm. Làm lại công việc này để gói gọn lại trong một bài điểm sách ngắn xem chừng sẽ là vô ích.
...
Tính độc đáo của bản dịch này thể hiện ở việc nó là một công trình tập thể của bốn dịch giả - nhà nghiên cứu với sự kết hợp kiến thức chuyên môn của ít nhất ba lĩnh vực: triết học, xã hội học và thần học. Nhìn vào hệ thống cước chú dày đặc và đồ sộ, người đọc có thể yên tâm về độ khả tín của bản dịch. Nhưng chính điều đó cũng là một thách thức. Nó cho thấy sự gian khó của việc chuyển ngữ những công trình kinh điển của khoa học xã hội và nhân văn thế giới. Vấn đề ở đây không chỉ là sự thành thạo ngoại ngữ (đôi khi là những ngoại ngữ “hiếm” như tiếng Đức, tiếng Ý) mà còn đòi hỏi sự am tường kiến thức ở những lĩnh vực chuyên môn sâu, mà có những ngành là thứ “của hiếm” trong điều kiện Việt Nam hiện nay như thần học hay nhân học...
(Theo TS. Phạm Xuân Thạch - Khuyến Đọc Sách Hay)
'Talleyrand - Bậc thầy của nền ngoại giao chính trị'
vietnamnet - Thứ tư, 23/10/2024 - 09:00 Cuốn sách “Talleyrand - Bậc thầy của nền ngoại giao chính trị” không chỉ là tài liệu lịch sử giá trị mà còn là bức chân dung sâu sắc về một con người với những mâu thuẫn và chiến lược làm thay đổi lịch sử châu Âu mãi mãi.
“Xã hội diễn cảnh” qua góc nhìn của Guy Debord
{Thời báo Văn học nghệ thuật} - 17-10-2024 04:42 Là tác phẩm nổi tiếng nhất của triết gia Pháp Guy Debord, “Xã hội diễn cảnh” đã góp phần định hình nhiều quan điểm phê phán về xã hội hiện đại và văn hóa đại chúng. Nhân dịp ra mắt cuốn sách Xã hội diễn cảnh, Viện Pháp tại Hà Nội và Nhà xuất bản Tri Thức tổ chức tọa đàm thảo luận về cuốn sách với sự tham gia của các diễn giả: Phạm Xuân Thạch, Phùng Ngọc Kiên, Dương Thắng.
Tọa đàm Giới thiệu sách Xã hội diễn cảnh của Guy Debord
Guy Debord là một hiện tượng kỳ lạ của giới trí thức Pháp nửa sau của thế kỷ 20. Chịu ảnh hưởng sâu đậm của chủ nghĩa Marx, ông thường được xem là thuộc cánh cực tả chủ trương cách mạng triệt để. Xã hội diễn cảnh (xuất bản năm 1967) là tác phẩm nổi tiếng nhất của Guy Debord. Bắt chước lối viết của K. Marx trong cuốn Thesen über Feuerbach (Luận điểm về Feuerbach), tác phẩm bao gồm 221 luận điểm thường độc lập với nhau và được chia thành 9 chương.