Hotline:
0838323839![]() | Nhà xuất bản Tri thức | ![]() | |
![]() | ![]() | Sách giấy; | |
![]() | 13 x 19 cm | ![]() | 308 |
![]() | ![]() | vi | |
![]() | ![]() |
Tác giả:
Benjamin Coriat & Oliver Weinstein là giáo sư khoa học kinh tế Đại học Paris-Nord. Là những nhà nghiên cứu tại Trung tâm kinh tế Đại học Paris-Nord (CEPN) có nhiều công trình về lí thuyết tổ chức, đổi mới và thay đổi kĩ thuật, họ cộng tác trong chương trình đào tạo tiến sĩ “Tổ chức công nghiệp, đổi mới và chiến lược quốc tế”.
Tác phẩm:
Những lí thuyết mới về Doanh nghiệp xoay quanh câu hỏi doanh nghiệp là gì, hoạt động của tính chất của nó ra sao và doanh nghiệp tuân thủ những quy tắc nào. Cuốn sách đề cập tới những trào lưu hiện nay trong phân tích kinh tế về doanh nghiệp: kinh tế học học những chi phí giao dịch, kinh tế học những quyền sở hữu và lí thuyết người ủy quyền-người đại diện. Sách cũng trình bày các phân tích của những trào lưu gần đây hơn và phi chính thống hơn, đề xuất những cách nhìn nhận đổi mới: doanh nghiệp trong lí thuyết tiến hóa, lí thuyết doanh nghiệp Nhật Bản, doanh nghiệp trong lí thuyết điều tiết.
Trích sách
“Không thể phủ nhận là thập niên 1980 sẽ được xem như thập niên của doanh nghiệp. Hành động của doanh nghiệp ở mọi nơi và từ mọi phía, đều nằm ở trung tâm của mọi sự chú ý. Dù sao đi nữa, trong thời buổi của thất nghiệp đại trà, chẳng phải chính doanh nghiệp là nơi mà cuối cùng, việc làm – nay trở thành hiếm đến như thế được tạo ra hay sao? Một cách tổng quát hơn, doanh nghiệp chẳng phải chính là tế bào sơ đẳng nhất của đời sống kinh tế, nơi của cải được hình thành sao? Và làm thế nào hình dung được một nền kinh tế vững chắc và lành mạnh mà không có những doanh nghiệp vững chắc và lành mạnh?
Được các tác nhân của đời sống xã hội đặt trở lại vào trung tâm của những mối quan tâm, doanh nghiệp cũng là đối tượng của một số những tra vấn chủ yếu từ phía các lí thuyết gia của kinh tế học. Thật vậy, trong lúc doanh nghiệp ngày càng được chú ý hơn và trở thành một đối tượng được phân tích ngày càng sâu sát hơn thì ta đành phải thừa nhận một điều hiển nhiên: nhà vua cởi truồng… Quả vậy, trong truyền thống thống trị của kinh tế học, một truyền thống không thể bị lay chuyển, được giảng dạy trong nhà trường và ngay cả trong đại học, người ta gần như vẫn tiếp tục tình trạng không có gì để nói, hay gần như thế, về doanh nghiệp.”
(Trích Dẫn nhập, Những lí thuyết mới về Doanh nghiệp - Benjamin Coriat & Oliver Weinstein)
Lễ công bố Quyết định về công tác cán bộ Nhà xuất bản Tri thức
Chiều 24/5, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam tổ chức Lễ công bố Quyết định về công tác cán bộ. Tham dự buổi Lễ, về phía Bộ Tư pháp, có ông Nguyễn Quang Thái Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự; bà Phan Thị Hồng Hà Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ; đại diện một số đơn vị thuộc Bộ Tư pháp. Về phía Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam có Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam Phan Xuân Dũng, ông Phạm Quang Thao Bí thư Đảng uỷ, Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam...
Nước Pháp - Cánh cửa mở vào thế giới hiện đại
"Một trong những thành tựu quan trọng của nghiên cứu văn học Việt Nam sau năm 1986 ngay từ cuối thế kỉ 20 chính là bộ Lịch sử văn học Pháp. Bao quát một lịch sử kéo dài từ thế kỉ 17 cho đến giữa thế kỉ 20 bộ sách không chỉ là lịch sử văn chương, mỹ văn của nước Pháp lục địa mà còn là một lịch sử của tư tưởng nhân văn được thể hiện qua văn học bằng tiếng Pháp. Chính vì vậy nên trước khi Những lời bộc bạch, Emile hay về giáo dục, Chàng ngây thơ, Cháu ông Rameau được dịch trọn vẹn sang tiếng Việt thì những nhà Khai sáng Pháp như J.J.Rousseau, D. Diderot hay Voltair đã được đưa vào chương trình giảng dạy ở bậc Đại học và trước khi Thuyết hiện sinh là một thuyết nhân bản được dịch đầy đủ sang tiếng việt thì cùng với Camus, Sartre cũng đã được giới thiệu với sinh viên và người đọc Việt".
Hướng nhìn về tương lai của Văn học Pháp tại Việt Nam
NXB Tri thức và Viện Pháp tại Hà Nội vừa tổ chức Tọa đàm 'Dấu ấn văn hóa Pháp qua một số tác phẩm xuất bản tại Việt Nam'.
Bình luận