Hotline:
0838323839![]() | Nhà xuất bản Tri thức | ![]() | Phùng Ngọc Kiên |
![]() | 2017 | ![]() | Sách giấy; |
![]() | 16 x 24 cm | ![]() | 344 |
![]() | ![]() | vi | |
![]() | 9786049434679 | ![]() | 9786043402391 |
Nghiên cứu và giảng dạy văn học Pháp, văn học so sánh, xã hội học văn học.
Email: pkienvvh@gmail.com hoặc phungkien03@gmail.com
Một vài công trình chính đã công bố
- In chung:
Quan niệm văn chương Pháp thế kỉ XX (dịch chung, Lộc Phương Thủy ch.b,), NXB Văn học, 2005.
Lí luận phê bình văn học nước ngoài thế kỉ XX (dịch chung), NXB Giáo dục, 2007.
Khảo luận về Quà tặng, Marcel Mauss (đồng dịch giả), NXB Thế giới, 2009.
Nghiên cứu văn học Việt Nam - Những khả năng và thách thức, Tủ sách KHXHNV Havard-Yenching, NXB Thế giới, 2009.
L'Oeuvre pour la jeunesse d'Hertor Malot (Une lecture contemporaine internationale), sous la direction de Jean Foucault, L'Harmatan, 2009.
Xã hội học văn học, NXB ĐHQG, 2014.
Théâtres français et vietnamien: un siècle d'échanges (1900-2008). Réception adaptation, métissage, Corinne Flicker và Nguyễn Phương Ngọc chủ trì, coll. Textuelles, PUP, 2014.
Những cạnh khía của lịch sử văn học, tủ sách “Hiểu Việt Nam” (Đỗ Lai Thúy ch.b), NXB Hội Nhà Văn và SongThuybookstore, 2016.
Di sản văn học lãng mạn, những cách đọc khác (Hoàng Tố Mai ch.b.), NXB Hội Nhà văn và Tao đàn, 2017.
- In riêng:
Mimésis - Phương thức biểu hiện thực tạ
2. Tác phẩm
Bản dịch văn chương, và cùng với nó là hành vi dịch, có tính không thuần chất trong hệ thống văn chương bản địa. Nó là một kẻ xa lạ, và vì thế có tính lai ghép (hybridité). Tính khác (altérité) và sự lai ghép gợi ý rằng sự có mặt của nó trong văn chương bản địa gắn với những khoảng trống luôn tiềm tàng ở mọi hệ thống. Bởi thế việc xem xét chúng mang đến cơ hội đặc biệt thú vị để đánh giá những lời đáp lại với những câu hỏi được hệ thống bản địa nêu ra. […] Cho nên với một người dịch cũng như với một nhà văn, viết văn chẳng phải là cái gì khác ngoài việc phá vỡ chính những quy tắc của mình và xã hội từng thiết lập để tạo ra thành công, cũng đồng thời có thể là những quy tắc và giới hạn mới. Nếu “viết là tìm thấy một quy tắc trên cơ sở đánh một quy tắc” của mình và người, dịch là để xâm phạm, phá vỡ những chuẩn mực hoặc điển phạm đã có nhằm tạo nên cái mới cho ta và về kẻ khác.
Một bản dịch không bao giờ có thể một lúc truyền tải kiệt cùng ý nghĩa của một bản văn, cũng như một bài phê bình chẳng bao giờ “đọc hết” một tác phẩm. Cho nên, ta buộc phải chấp nhận một thực tế rằng không bao giờ có một diễn dịch trọn vẹn về một sự thật duy nhất hay một ý nghĩa được phát lộ đối với một bí ẩn tối cao được hàm ý là thuộc về tác giả. Bởi vì ý nghĩa tiềm năng của một tác phẩm luôn là một sự tổ hợp của những cách diễn dịch hay diễn giải do người đọc nêu lên trong những hoàn cảnh cụ thể. […] Giả thiết về hành động đọc được viết lại của việc dịch văn chương, diễn dịch một tác phẩm dứt khoát không phải là duy nhất và có tính tiên nghiệm (à priori), mà đa chiều và có tính hậu nghiệm (postériori). Vì mỗi bản dịch không thể truyền tải tức thì mọi ý nghĩa có thể của bản gốc, nên việc dịch lại trở thành đương nhiên đến mức nó sẽ góp phần mang đến những sắc thái khác nhau. Việc dịch lại làm việc đọc và ngôn ngữ trở nên tươi mới (W. Benjamin), việc dịch lại kích thích nhu cầu đọc lại như một cách tái diễn giải những tác phẩm kinh điển (Calvino), dịch lại như một cách làm giàu cho chính bản gốc và di sản nhờ vào định đề dịch đa chiều. Và chính bởi thế mà đời sống tác phẩm gốc trở nên dài hơn (P. Valéry).
(Trích text bìa 4, Những thế giới song song, Phùng Ngọc Kiên, Nhà xuất bản Tri thức 2017)
Lễ công bố Quyết định về công tác cán bộ Nhà xuất bản Tri thức
Chiều 24/5, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam tổ chức Lễ công bố Quyết định về công tác cán bộ. Tham dự buổi Lễ, về phía Bộ Tư pháp, có ông Nguyễn Quang Thái Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự; bà Phan Thị Hồng Hà Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ; đại diện một số đơn vị thuộc Bộ Tư pháp. Về phía Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam có Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam Phan Xuân Dũng, ông Phạm Quang Thao Bí thư Đảng uỷ, Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam...
Nước Pháp - Cánh cửa mở vào thế giới hiện đại
"Một trong những thành tựu quan trọng của nghiên cứu văn học Việt Nam sau năm 1986 ngay từ cuối thế kỉ 20 chính là bộ Lịch sử văn học Pháp. Bao quát một lịch sử kéo dài từ thế kỉ 17 cho đến giữa thế kỉ 20 bộ sách không chỉ là lịch sử văn chương, mỹ văn của nước Pháp lục địa mà còn là một lịch sử của tư tưởng nhân văn được thể hiện qua văn học bằng tiếng Pháp. Chính vì vậy nên trước khi Những lời bộc bạch, Emile hay về giáo dục, Chàng ngây thơ, Cháu ông Rameau được dịch trọn vẹn sang tiếng Việt thì những nhà Khai sáng Pháp như J.J.Rousseau, D. Diderot hay Voltair đã được đưa vào chương trình giảng dạy ở bậc Đại học và trước khi Thuyết hiện sinh là một thuyết nhân bản được dịch đầy đủ sang tiếng việt thì cùng với Camus, Sartre cũng đã được giới thiệu với sinh viên và người đọc Việt".
Hướng nhìn về tương lai của Văn học Pháp tại Việt Nam
NXB Tri thức và Viện Pháp tại Hà Nội vừa tổ chức Tọa đàm 'Dấu ấn văn hóa Pháp qua một số tác phẩm xuất bản tại Việt Nam'.
Bình luận