Hotline:
024 3944 7279Cuốn sách tích hợp nhuần nhuyễn giữa thực tế hơn 40 năm làm việc tại Ngân hàng Thế giới chuyên về các chương trình viện trợ phát triển, cải cách thể chế cho các quốc gia đang phát triển của tác giả Brian Levy với những kiến thức sâu rộng về lí thuyết Kinh tế thể chế, Kinh tế hành vi, Lí thuyết trò chơi và Điều khiển học...
Do đó, đây là một đóng góp quý giá cho những nhà hoạch định chính sách kinh tế, các nhà nghiên cứu kinh tế phát triển và hoạt động xã hội. Với những tổ chức quốc tế hỗ trợ các chương trình phát triển ở Việt Nam và các tổ chức có quan tâm tới cải cách hành chính và thể chế thì đây chính là cuốn cẩm nang hữu ích.
Theo thống kê, Ngân hàng Thế giới đã chi cho các chương trình phát triển và cải cách thể chế ở các nước nghèo nhưng kết quả mang lại chưa tương xứng với nỗ lực bỏ ra, hay nói chính xác hơn là chưa đáp ứng được kì vọng ban đầu về những cải cách cần đạt được.
Đi sâu phân tích hoạt động của Ngân hàng Thế giới tại nhiều quốc gia trên khắp các châu lục, tác giả Brian Levy đã chỉ ra những “gót chân Asin” của chàng khổng lồ World Bank và đề nghị một cách tiếp cận phù hợp hơn theo lối “bổ củi phải lựa thớ gỗ” đối với cải cách quản trị và hoạch định chính sách phát triển. Cách tiếp cận này đưa ra quan điểm mới về thay đổi bằng các thuật ngữ mang tính tiến hóa chứ không mang tính thiết lập, do đó hướng sự chú ý ra ngoài nỗ lực tìm kiếm các chính sách “tối ưu” mà tới việc khởi tạo và duy trì quán tính phát triển.
Với tư duy phân tích hệ thống của Điều khiển học kinh tế, tác giả đặt ra luận đề mang tính xuất phát điểm là: “nền kinh tế, chính thể xã hội và thể chế hỗ trợ của một quốc gia được bao trùm hoàn toàn bởi một mạng lưới phức hợp của sự liên hệ phụ thuộc. Cải cách muốn thành công thì không thể xây lại từ đầu mà phải phù hợp với hoàn cảnh hiện có. Cải cách phải tương thích với động lực của một khối lượng đáng kể những nhân tố có sức ảnh hưởng, để đạt được một cột chống - một điểm tựa trong tiến trình chuyển đổi và sẵn sàng bảo vệ quá trình đổi mới trước sự đối kháng của những người hưởng lợi từ hoàn cảnh cũ. Mục tiêu là tạo ra cú hích cùng lúc trên nhiều lĩnh vực, tìm kiếm những thành tựu, tuy hữu ích và thường xuất hiện với vẻ ngoài rất giản dị, nhưng nhiều khi có thể tạo ra động lực cho một chuỗi thay đổi đầy xung năng vì những điều tốt đẹp hơn”.
Cuốn sách này đáng được những người quan tâm đến các vấn đề cải cách thể chế, hoạch định chính sách phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức xã hội dành thời gian và nỗ lực tham khảo.
Tác giả Brian Levy, là chuyên gia của Ngân hàng Thế giới với hàng chục năm kinh nghiệm thực tế tại nhiều khu vực khác nhau trên thế giới. Ở thế giới của Brian Levy, ông tận tụy, nhiệt tình, cố gắng hết mình để giải quyết một bài toán khó: Làm sao để các quốc gia kém phát triển tăng trưởng? Ngân hàng Thế giới (World Bank - WB), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (International Monetary Fund - IMF) hay các tổ chức quản trị tài chính khác được thành lập nhằm tạo ra một thị trường lành mạnh, bền vững và họ luôn nỗ lực để giúp tất cả các quốc gia thành viên hoặc sắp trở thành thành viên có được sự chuẩn bị tốt nhất, có quyền lợi bình đẳng với tất cả các nước khác. Mong ước thì là thế nhưng đặt mục tiêu thường dễ hơn thực hiện rất nhiều. WB thất bại hết lần này tới lần khác. Tham vọng hỗ trợ các nước chậm phát triển thất bại nhiều hơn là thành công. Có lúc nhìn lại tình trạng các quốc gia sau khi được WB đầu tư, nhiều người không khỏi thốt lên: “Thà cứ nghèo đói còn tốt hơn là suy thoái đạo đức nghiêm trọng và ô nhiễm môi trường tệ hại như thế này!” Và Brian Levy đã không đứng nhìn thảm trạng đó kéo dài. Ông đã dùng toàn bộ kinh nghiệm nhiều thập kỉ ở vai trò chuyên gia cũng như lãnh đạo nhóm làm việc của WB để đưa ra một hướng đi mới cho các chính sách hỗ trợ phát triển của ngân hàng này: Thuận theo hoàn cảnh. Cách tiếp cận thuận theo hoàn cảnh chính là phải hiểu cặn kẽ tình trạng của một quốc gia, trước khi đưa ra bất cứ chính sách hỗ trợ nào. Điều này đi ngược lại hoàn toàn lối tiếp cận trước đây của Ngân hàng Thế giới: chìa khóa vạn năng (one size fits all). Suốt nhiều thập kỉ, WB đã áp dụng một phương pháp duy nhất, được cho là tốt nhất, cho tất cả các quốc gia được ngân hàng này quyết định hỗ trợ. Và những gì phương pháp chìa khóa vạn năng này đem đến là tham nhũng và ô nhiễm môi trường trầm trọng.
Nhà xuất bản Tri thức làm việc với Khoa Triết Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc gia Hà Nội)
Ngày 15/3/2023, tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc gia Hà Nội), Nhà xuất bản Tri thức đã có cuộc gặp mặt với Khoa Triết. Cuộc gặp đã mở ra nhiều cơ hội hợp tác, trao đổi và hỗ trợ lẫn nhau trong việc cung cấp, phổ biến những tác phẩm tinh hoa nổi bật trong kho tàng tri thức nhân loại của Nxb Tri thức đến với hơn 10.000 sinh viên trường Đại học Quốc gia.
Thảo luận về cuốn sách: KHẢ THỂ CỦA MỘT ĐỨC HỌC NHO GIÁO TRONG SÁCH TỨ THƯ
Thảo luận và chia sẻ cùng tác giả Phạm Văn Chung với cuốn sách: KHẢ THỂ CỦA MỘT ĐỨC HỌC NHO GIÁO TRONG SÁCH TỨ THƯ 🩸 Thời gian: 15h30 thứ Tư ngày 15/03/2023 🩸 Địa điểm: Phòng 206, Nhà G, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội ) - số 336 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội. ------------ Cuộc va chạm- so sánh Tây - Đông hiện nay xét cả hai chiều, cho phép chúng ta có thể hiểu chính xác, sâu sắc và toàn diện hơn Nho giáo cả về những ưu điểm, giá trị và những thiếu sót, hạn chế của nó dựa trên các tiếp cận, phương pháp mới. Sách Khả thể của một đức học Nho giáo trong sách Tứ Thư cho thấy Nho-Khổng giáo chứa đựng một học thuyết-triết học về đức (không phải về “đạo đức”) trong tiềm năng, khả năng, trong cái có thể có của nó. Theo tác giả, đây là giá trị lớn nhất của quan niệm Nho giáo về đức nói chung. Bên cạnh những kiến thức phục vụ cho công việc nghiên cứu chuyên sâu, người đọc còn có thể thấy những giá trị không thể phủ nhận từ những xem xét, cách hiểu của các nhà tư tưởng Nho giáo về những đức cụ thể cơ bản của quân tử như thành, hiếu, nhân, nghĩa, trí, dũng, tín, liêm, v.v. khi thấy chúng như những đức của chính con người, của chính mình.
Cái giá của sự bất bình đẳng
Vietnamhoinhap - 09/02/2023 lúc 22:15 (GMT) Gần như ở khắp mọi nơi, mọi người đều quan tâm đến vấn đề bất bình đẳng ngày càng gia tăng, đặc biệt là với tầng lớp thượng lưu. Gần như ở khắp mọi nơi, suy thoái kinh tế đã làm cho tình hình trở nên tồi tệ, đặc biệt là với tầng lớp trung lưu và tầng lớp dưới. Nhưng ở mỗi quốc gia, cuộc tranh luận lại tập trung vào những vấn đề khác nhau...