Phan Khôi – Tác phẩm đăng báo 1917 - 1924
Phan Khôi – Tác phẩm đăng báo 1917 - 1924
4.5
210
Lượt xem
0
Đã bán
Chọn sản phẩm
Sách giấy
Sắp ra mắt
Thông tin xuất bản
NXB
Nhà xuất bản Tri thức
Người dịch:
Năm XB:
2019
Loại sách:
Sách giấy;
Khổ sách:
16 x 24
Số trang:
342
Quốc gia:
Ngôn ngữ:
vi
Mã ISBN:
Mã ISBN Điện tử:

1.       Tiểu dẫn về sưu tập các tác phẩm của Phan Khôi đăng báo 1917 - 1924

Hoạt động báo chí của Phan Khôi trong những năm 1917-1924 gắn với các tờ báo Nam phong, Thực nghiệp dân báo, Hữu thanh ở Hà Nội, Quốc dân diễn đàn, Lục tỉnh tân văn ở Sài Gòn.

Đây là những năm đầu tiên trong đời viết báo của tác gia Phan Khôi.

Theo những bộc bạch của chính Phan Khôi ở những bài viết khác nhau thì ông được học chữ Hán từ lúc 6 tuổi, ban đầu do ông nội dạy, về sau đi học ở một vài trường trong tỉnh Quảng Nam, chủ yếu là trường của thầy Trần Quý Cáp (1870-1908).

Năm 1906 Phan Khôi dự khoa thi Bính Ngọ tại Huế, đỗ Tú tài. Cuối năm 1906, Phan Khôi tham gia hoạt động phong trào duy tân, đi cùng Phan Châu Trinh đến nhiều vùng tại Quảng Nam, Quảng Ngãi, đến những nơi có thể coi là cơ sở của phong trào, viết một số bài cổ động duy tân, nổi bật là bài “Vè cúp tóc”. Đầu năm 1908, Phan Khôi là một trong số thành viên trẻ được phong trào duy tân Quảng Nam cử ra Bắc với mục tiêu tìm kiếm các nguồn kiến thức mới, trước hết là tìm học tiếng Pháp. Tại Hà Nội, lúc đó trường Đông Kinh nghĩa thục vừa bị đóng cửa, vì thế Phan Khôi cùng nhóm thành viên trẻ kể trên đi Nam Định, ở tại tư gia cụ Nguyễn Bá Học, được cụ dạy tiếng Pháp cho. Vài tháng sau cả nhóm trở lên Hà Nội thì biết tin Phan Châu Trinh vừa bị bắt giải về Huế, do bị cáo buộc liên can vụ “xin xâu” nổ ra đầu 1908 ở Quảng Nam. Cũng do bị tình nghi liên can vụ “xin xâu”, Phan Khôi bị bắt rồi bị giải từ Hà Nội xuống Hải Phòng, về Đà Nẵng, đưa ra Huế, từ Huế lại bị giải về Hội An, bị kết án “đồ tam niên” (tù ba năm), giam tại Nhà lao Hội An. Đầu năm 1911, hết thời hạn tù giam, Phan Khôi được thả về nhà, nhưng vẫn bị quản thúc vô thời hạn. Tấm bằng Tú tài (1906) của Phan Khôi cũng bị tước bỏ khi bị án (1908), đến 1913 mới được khôi phục. Trên thực tế, con đường khoa cử chữ Hán đã đóng lại trước mặt Phan Khôi.

Ông phải tìm đường sống mới, gắn với chữ Việt (Quốc ngữ) và chữ Pháp. Ông cũng phải lựa chọn về mặt hoạt động chính trị, như sau này ông kể lại, khi tham dự chỉnh huấn tại Việt Bắc (1953): “Từ năm 1906, phong trào chính trị ở nước ta có hai phái: một là phái Phan Bội Châu lo vận động cách mạng ở ngoài, một là phái Phan Châu Trinh lo mở mang dân trí ở trong. Hai người ấy chỉ có một mục đích, nhưng họ phân công với nhau, thành ra thấy như đi khác đường nhau. Ban đầu tôi vận động công khai ở Quảng Nam theo phái Phan Châu Trinh. Năm 1908, nhân vụ “xin xâu” tôi bị tù ba năm. Năm 1911 được thả về, tôi lại tham gia vận động bí mật, cũng chỉ là kiếm tiền, kiếm học sinh gởi ra ngoại quốc. Năm 1913-1914, tôi thấy làm như thế này chẳng biết bao giờ mới thành công, mà tư tánh của mình cũng không thích hợp với công việc cho lắm, nên chọn đường khác thích hợp hơn. Bấy giờ tôi xin phép và từ giã anh em, về nhà mở trường dạy học, vừa dạy vừa học thêm, dự định tương lai viết sách làm báo, phục vụ tổ quốc về mặt văn hóa”.(1)

Vậy là sau gần mười năm hoạt động chính trị và vì hoạt động ấy mà bị kết án ngồi tù ba năm, Phan Khôi đã từ bỏ con đường của người chí sĩ can dự “quốc sự”, trở về đời thường, tự bồi bổ năng lực (học chữ Pháp, tập viết văn Quốc ngữ) để làm báo, viết báo, hoạt động như một nhà ngôn luận giữa xã hội dân sự.

…….

(1)Phan Khôi (1953): “Kiểm thảo sơ bộ, sau đợt học III, 28-8-53”, rút từ Phan Khôi Di cảo, bản thảo chưa in.

 

 

 

 

Bình luận

0/1500

Sách xem nhiều nhất

Suy tưởng

3422 lượt xem

Nguồn gốc các loài

2861 lượt xem

Căn phòng riêng

2631 lượt xem

Tuyển tập hay nhất

Tuyển tập hay nhất

Xem toàn bộ