Phan Khôi – Tác phẩm đăng báo 1933 - 1934
Phan Khôi – Tác phẩm đăng báo 1933 - 1934
4.5
203
Lượt xem
0
Đã bán
Chọn sản phẩm
Sách giấy
Tạm hết hàng
Thông tin xuất bản
NXB
Nhà xuất bản Tri thức
Người dịch:
Năm XB:
2013
Loại sách:
Sách giấy;
Khổ sách:
16 x 24
Số trang:
576
Quốc gia:
Ngôn ngữ:
vi
Mã ISBN:
Mã ISBN Điện tử:

1) Về tác giả:

Phan Khôi (1887-1959) là học giả, nhà văn, nhà báo, nhà thơ, nhà  ngữ học, nhà tư tưởng, nhà văn hóa, dịch giả. Khoảng thời gian hoạt động rực rỡ nhất trong đời Phan Khôi, "làm cho Phan Khôi trở thành Phan Khôi", kéo dài từ năm 1928 đến năm 1939. Trong khoảng thời gian này, toàn bộ các bài viết của ông đều được đăng trên báo chí với các đề tài rất đa dạng: cổ học Trung Quốc và Việt Nam; văn hóa, văn học và chính trị Trung Quốc đương đại; khảo cứu lịch sử, văn hóa, ngôn ngữ và văn học Việt Nam, phê phán chính sự đương thời,… Đặc biệt Phan Khôi là người khởi động hoặc tham gia hàng loạt các cuộc tranh luận trên báo chí về khá nhiều vấn đề học thuật có tính cơ bản và lâu dài, gắn với sự phát triển của tư tưởng, văn học và xã hội Việt Nam thế kỷ XX.   
 

2) Về tác phẩm:

          Hoạt động báo chí trong hai năm 1933-1934 của Phan Khôi gồm mấy tháng cuối của giai đoạn ông sống và làm báo hiệu quả nhất tại Sài Gòn (1927-1933), cộng với hơn một năm ông chuyển ra Hà Nội làm báo, trước khi trở vào Huế hành nghề. Thời gian này, hoạt động làm báo của ông chủ yếu gắn với các tờ Trung lập, Phụ nữ tân vănCông luận (Sài Gòn), Thực nghiệp dân báoPhụ nữ thời đàm (Hà Nội).

1/ Nhật báo Trung lập (1924-1933) chỉ tồn tại và hoạt động đến 30.5.1933.

2/ Thực nghiệp dân báo (1920-1935), là tờ nhật báo xuất hiện sớm vào loại thứ hai ở Hà Nội, chỉ sau tờ Trung Bắc tân văn (1913-1941). Nếu như các tờ Đông Dương tạp chí (1913-1919), Nam phong (1917-1934), và Trung Bắc tân văn đều được chính quyền thực dân bảo trợ và tổ chức phát hành đến xã, tức ít nhiều mang tính chất của loại báo chí nhà nước, thì Thực nghiệp dân báo phải tự trang trải toàn bộ chi phí và tổ chức bán báo, tức hoàn toàn là báo tư nhân.

3/ Phụ nữ thời đàm (1930-1934; 1938), là tờ báo tư nhân của ông bà Nguyễn Văn Đa, ở 11-13 phố Sông Tô Lịch (nay là phố Hàng Lược), ban đầu hoạt động như một tờ nhật báo. Số 1 ra ngày 8.12.1930. Tờ báo này xuất hiện gần như đúng dịp tờ Phụ nữ tân văn trong Nam phải đóng cửa vì bị rút giấy phép, và xu hướng ban đầu của tờ báo phụ nữ ngoài Bắc này đi ngược xu hướng mà tờ Phụ nữ tân văn trong Nam cổ động, ít ra là trên vấn đề phụ nữ. Phan Khôi dưới bút danh Thông Reo ở báo Trung lập, Sài Gòn, đã từng lưu ý độc giả về thái độ của một bài xã thuyết trên Phụ nữ thời đàm hồi ấy “công nhiên nhận cho cái chế độ trọng nam khinh nữ là phải, nhận cho các bậc gia trưởng đời xưa không cho con gái học là phải”, và ông tỏ ý mỉa mai: “Phụ nữ ngoài ấy đã có người như cô Giang cô Bắc muốn vượt qua các phạm vi trách cá nồi cơm, thì phải có người như là cụ cử Ngô Thúc Địch ra tay mà kéo họ lại ít nhiều.”(1) Cử nhân nho học Ngô Thúc Địch chính là chủ bút thời đầu của Phụ nữ thời đàm.

4/ Phụ nữ tân văn (1929-1934) hoạt động đều đặn trong hai năm 1933 và 1934. Tính đến 2.5.1933, tờ báo này bước sang năm thứ năm, lại vừa thắng kiện các đồng nghiệp (Trung lập, Sài thành), tức là được minh oan trước dư luận xung quanh sự kiện Hội chợ Phụ nữ 1932. Trong số những cây bút từng gắn bó lâu dài với báo này, Bùi Thế Mỹ, Thiếu Sơn vẫn góp mặt đều đều; Đào Trinh Nhất, sau khi thoát khỏi nghi án tống tiền, dường như không quay về Đuốc nhà Nam, nên có điều kiện xuất hiện nhiều hơn trên các trang Phụ nữ tân văn, dưới nhiều bút danh (Quán Chi, Phạm Vân Anh, V. A., v.v.). Bên cạnh đó là một lớp tác giả mới, trước hết là Cao Văn Chánh (em trai bà chủ Phụ nữ tân văn) vừa du học Pháp về, tham gia biên tập Phụ nữ tân văn, ít lâu trước khi mở riêng tờ báo viết bằng tiếng Pháp Monde. Thành phần biên tập hoặc cộng tác viên mới mà tòa soạn lưu ý phát triển từ đây là các nữ tác giả, nữ ký giả. Nổi bật trong số này là Nguyễn Thị Kiêm (Kim), một trong những nhà thơ mới vào loại sớm nhất, với bút danh Nguyễn Thị Manh Manh, cũng là ký giả với nhiều bút danh như Nguyễn Văn Mym, L. T., M. M., v.v.

3) Điểm nhấn

”Phan Khôi (1887-1959) là một trong những tên tuổi lớn của báo chí, văn học và tư tưởng Việt Nam thế kỷ XX. Tìm hiểu lịch sử các lĩnh vực ấy, người ta không thể bỏ qua vai trò Phan Khôi, và vì vậy không thể không tìm hiểu ít ra là một phần trong số những điều Phan Khôi đã viết, đăng báo, in sách suốt hơn nửa thế kỷ sống và hoạt động của ông.

Cách đây vài ba năm, Nhà xuất bản Đà Nẵng đã lần lượt in lại hai cuốn sách Phan Khôi từng công bố lúc sinh thời: Chương Dân thi thoại và Việt ngữ nghiên cứu.

Tuy nhiên, hai cuốn sách nói trên chỉ là phần rất nhỏ, thậm chí không thuộc về những nội dung chủ yếu trong sự nghiệp trứ thuật của ông. Đúng như nhận xét của nhà nghiên cứu Thanh Lãng: “Sự nghiệp của ông (tức Phan Khôi) hầu hết hãy còn nằm rải rác trên mặt báo. Mà có lẽ những gì tinh túy nhất của ông, linh lợi nhất nơi ông, hóm hỉnh nhất ở ông, “Phan Khôi nhất” trong ông... hình như đều chưa được in thành sách mà hãy còn giấu kín dưới những chồng báo” (Thanh Lãng: Phê bình văn học thế hệ 1932, Sài Gòn, 1973).”...

(trích Vài lời chung về việc biên soạn các sưu tập tác phẩm đăng báo của Phan Khôi, Phan Khôi – Tác phẩm đăng báo 1933 - 1934, Phan Khôi, NXB Tri thức, 2013).

Bình luận

0/1500

Tuyển tập hay nhất

Tuyển tập hay nhất