Phan Khôi – Tác phẩm đăng báo 1935
Phan Khôi – Tác phẩm đăng báo 1935
4.5
177
Lượt xem
0
Đã bán
Chọn sản phẩm
Sách giấy
Sắp ra mắt
Thông tin xuất bản
NXB
Nhà xuất bản Tri thức
Người dịch:
Năm XB:
2013
Loại sách:
Sách giấy;
Khổ sách:
16 x 24
Số trang:
464
Quốc gia:
Ngôn ngữ:
vi
Mã ISBN:
Mã ISBN Điện tử:

1) Về tác giả:

Phan Khôi (1887-1959) là học giả, nhà văn, nhà báo, nhà thơ, nhà  ngữ học, nhà tư tưởng, nhà văn hóa, dịch giả. Khoảng thời gian hoạt động rực rỡ nhất trong đời Phan Khôi, "làm cho Phan Khôi trở thành Phan Khôi", kéo dài từ năm 1928 đến năm 1939. Trong khoảng thời gian này, toàn bộ các bài viết của ông đều được đăng trên báo chí với các đề tài rất đa dạng: cổ học Trung Quốc và Việt Nam; văn hóa, văn học và chính trị Trung Quốc đương đại; khảo cứu lịch sử, văn hóa, ngôn ngữ và văn học Việt Nam, phê phán chính sự đương thời,… Đặc biệt Phan Khôi là người khởi động hoặc tham gia hàng loạt các cuộc tranh luận trên báo chí về khá nhiều vấn đề học thuật có tính cơ bản và lâu dài, gắn với sự phát triển của tư tưởng, văn học và xã hội Việt Nam thế kỷ XX. 
 

2) Về tác phẩm:

          Hoạt động báo chí của Phan Khôi trong năm 1935 hầu như tập trung trên tờ Tràng An báo ở Huế; đây là tờ báo thứ hai Phan Khôi điều hành với tư cách chủ bút. Nếu với tờ Phụ nữ thời đàm từ 2 năm trước (1933-1934), sự điều hành của ông ở vai trò chủ bút dù sao cũng giới hạn ở tính chất của một tuần báo văn hóa xã hội, thì với tờ Tràng An báo, một nhật báo (dù chỉ ra 2 kỳ mỗi tuần) có nội dung tổng hợp mà trước hết là các vấn đề thời sự chính trị xã hội, vai trò chủ bút là một trọng trách mà Phan Khôi trải nghiệm lần đầu tiên trong đời làm báo của mình.

3) Điểm nhấn

” Đây chính là dịp để cây bút viết báo của Phan Khôi đối thoại với nền chính trị quân chủ lệ thuộc ngoại bang này, kiểm định hiệu năng hoạt động của một số cơ quan, cơ chế trong bộ máy của nó. Việc một vài người từ giới làm báo như Phạm Quỳnh – mà Phan Khôi từng quen biết và là một trong những địa chỉ đối thoại trong không ít bài báo của ông những năm trước – bước vào giới chức cấp cao triều Nguyễn, có lẽ cũng thúc đẩy nhu cầu đối thoại ấy. Phải chăng vì vốn là nhà nho, là con cháu của những cựu quan chức triều Nguyễn; nên Phan Khôi cũng ít nhiều hy vọng, trong một giai đoạn ngắn, vào những cải cách đang tiến hành; nên ngòi bút nhà báo của ông đôi khi cũng nêu một vài đề xuất mang tính bổ sung, chỉnh sửa hệ thống, cơ cấu (ví dụ rõ nhất là việc đề xuất một cơ quan giám sát – xem bài Nam triều phải có thêm một cơ quan giám sát, Tràng An báo, 23.4.1935). Tất nhiên, hoạt động thường xuyên của Tràng An báo thời kỳ Phan Khôi làm chủ bút là vạch ra những sự lạc hậu, non kém, bất cập của bộ máy triều Nguyễn, từ những cơ quan tại triều đến những cơ quan cấp tỉnh cấp huyện.”...

 (Trích Tiểu dẫn về sưu tập các tác phẩm của Phan Khôi đăng báo trong năm 1935, Phan Khôi – Tác phẩm đăng báo 1935, Phan Khôi, NXB Tri thức, 2013).

Bình luận

0/1500

Sách xem nhiều nhất

Suy tưởng

3422 lượt xem

Nguồn gốc các loài

2861 lượt xem

Căn phòng riêng

2631 lượt xem

Tuyển tập hay nhất

Tuyển tập hay nhất

Xem toàn bộ