Hotline:
024 3944 7279![]() | Nhà xuất bản Tri thức | ![]() | Chu Tiến Ánh |
![]() | 2017 | ![]() | Sách giấy; Ebook; |
![]() | 16 x 24 cm | ![]() | 268 |
![]() | ![]() | vi | |
![]() | 9786049084140 | ![]() | 9786043401745 |
1. Về tác giả:
Sinh tại Paris năm 1921, Edgar Morin là một trong những nhà tư tưởng hàng đầu của nước Pháp đương đại. Ông là Giám đốc Nghiên cứu danh dự tại Trung tâm Quốc gia Nghiên cứu Khoa học, Chủ tịch Hiệp hội Tư duy phức hợp. Vừa là nhà xã hội học, nhân học và triết học, ông đã xuất bản khoảng năm mươi cuốn sách có ảnh hưởng lớn đến tư duy của thời đại chúng ta. Các tác phẩm của ông được dịch ra ít nhất 28 thứ tiếng và trên 42 quốc gia.
2. Về tác phẩm:
Cuốn Đạo đức học của bộ Phương pháp (La Méthode) là tập kết thúc công trình đồ sộ của Edgar Morin. Từ đây có thể nhìn lại toàn bộ công trình. Công trình 6 tập này lần lượt được xuất bản trong 27 năm, từ năm 1977 đến năm 2004. Năm 2008 bộ sách 6 tập này được xuất bản trọn bộ gồm 2 quyển, mỗi quyển 1.216 trang. Theo lời tác giả, “công trình này thực chất là chuỗi tư duy lại đưa dẫn ta xem xét lại điều tốt lành, điều có thể, điều tất yếu, tức là cả bản thân đạo đức nữa. Đạo đức quyết không thể thoát li những vấn đề về tính phức hợp. Điều đó thúc đẩy chúng tôi phải tìm hiểu mối quan hệ giữa tri thức với đạo đức, giữa khoa học với đạo đức, chính trị với đạo đức, kinh tế với đạo đức ».
3. Trích dẫn
“Chúng ta sống trong thời đại rất cần gia tăng tri thức xuyên ngành, tư duy phức hợp và đạo đức liên kết. Cứu cánh của đạo đức là chống lại cái ác độc, man rợ và hoàn thiện cuộc sống con người. Để hoàn thiện cuộc sống, nhất thiết phải vứt bỏ cái ác độc chủ quan, muốn gây khổ đau cho đồng loại. Nhưng đối với cái ác khách quan, không dễ gì đuổi nó ra khỏi đời sống con người. Vì vậy người ta phải chống lại cái ác bằng cách chấp nhận nó một phần. Chính vì vậy "Đạo đức không có bàn tay bẩn, nhưng nó cũng chẳng có bàn tay tinh khiết!".
Đây là kết luận cuối cùng của bộ Phương pháp mà Edgar Morin gửi đến bạn đọc chúng ta.”
(Trích Lời giới thiệu của Phạm Khiêm Ích, Phương pháp 6: Đạo đức học, Edgar Morin, Chu Tiến Ánh dịch, NXB Tri thức, 2012)
Nhà xuất bản Tri thức làm việc với Khoa Triết Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc gia Hà Nội)
Ngày 15/3/2023, tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc gia Hà Nội), Nhà xuất bản Tri thức đã có cuộc gặp mặt với Khoa Triết. Cuộc gặp đã mở ra nhiều cơ hội hợp tác, trao đổi và hỗ trợ lẫn nhau trong việc cung cấp, phổ biến những tác phẩm tinh hoa nổi bật trong kho tàng tri thức nhân loại của Nxb Tri thức đến với hơn 10.000 sinh viên trường Đại học Quốc gia.
Thảo luận về cuốn sách: KHẢ THỂ CỦA MỘT ĐỨC HỌC NHO GIÁO TRONG SÁCH TỨ THƯ
Thảo luận và chia sẻ cùng tác giả Phạm Văn Chung với cuốn sách: KHẢ THỂ CỦA MỘT ĐỨC HỌC NHO GIÁO TRONG SÁCH TỨ THƯ 🩸 Thời gian: 15h30 thứ Tư ngày 15/03/2023 🩸 Địa điểm: Phòng 206, Nhà G, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội ) - số 336 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội. ------------ Cuộc va chạm- so sánh Tây - Đông hiện nay xét cả hai chiều, cho phép chúng ta có thể hiểu chính xác, sâu sắc và toàn diện hơn Nho giáo cả về những ưu điểm, giá trị và những thiếu sót, hạn chế của nó dựa trên các tiếp cận, phương pháp mới. Sách Khả thể của một đức học Nho giáo trong sách Tứ Thư cho thấy Nho-Khổng giáo chứa đựng một học thuyết-triết học về đức (không phải về “đạo đức”) trong tiềm năng, khả năng, trong cái có thể có của nó. Theo tác giả, đây là giá trị lớn nhất của quan niệm Nho giáo về đức nói chung. Bên cạnh những kiến thức phục vụ cho công việc nghiên cứu chuyên sâu, người đọc còn có thể thấy những giá trị không thể phủ nhận từ những xem xét, cách hiểu của các nhà tư tưởng Nho giáo về những đức cụ thể cơ bản của quân tử như thành, hiếu, nhân, nghĩa, trí, dũng, tín, liêm, v.v. khi thấy chúng như những đức của chính con người, của chính mình.
Cái giá của sự bất bình đẳng
Vietnamhoinhap - 09/02/2023 lúc 22:15 (GMT) Gần như ở khắp mọi nơi, mọi người đều quan tâm đến vấn đề bất bình đẳng ngày càng gia tăng, đặc biệt là với tầng lớp thượng lưu. Gần như ở khắp mọi nơi, suy thoái kinh tế đã làm cho tình hình trở nên tồi tệ, đặc biệt là với tầng lớp trung lưu và tầng lớp dưới. Nhưng ở mỗi quốc gia, cuộc tranh luận lại tập trung vào những vấn đề khác nhau...
Bình luận