Hotline:
024 3944 7279![]() | Nhà xuất bản Tri thức | ![]() | Đăng Ngọc; Hiệu đính: Phạm Toàn |
![]() | ![]() | Sách giấy; | |
![]() | 12 x 20 | ![]() | 62 |
![]() | ![]() | vi | |
![]() | ![]() |
1. Về tác giả:
Françoise Dastur là nhà triết học, giáo sư danh dự Trường Archives Husserl De Paris. Là chuyên gia về triết học Đức, bà từng đề cập trong nhiều tác phẩm của mình vấn đề về cái chết, như một minh chứng về sự hữu hạn của con người.
Anne Hemstege là họa sĩ minh họa. Tốt nghiệp Trường École Estienne về tranh khắc, sau đó là Trường Cao đẳng nghệ thuật trang trí ở Strasbourg, bà hiện đang làm việc trong lĩnh vực xuất bản.
2. Về tác phẩm:
3. Cuốn sách nằm trong bộ Thú vui tư duy, bộ sách triết học dành cho trẻ em. Bắt đầu với một câu hỏi khó: “tại sao lại phải chết?”, Françoise Dastur đã dẫn dắt độc giả tìm hiểu sâu hơn về vấn đề cái chết : Các nhà triết học đã suy tư về cái chết như thế nào? Liệu chúng ta có quen được với ý nghĩ rồi mình cũng sẽ chết hay không? Làm thế nào để vượt qua nỗi sợ chết…
Đôi nét giới thiệu về Tủ sách “Chouette! Penser”, Gallimard Jeunesse, Pháp 2007 (Thú vui tư duy, Nhà xuất bản Tri thức, 2009)
Chủ biên: Myriam Revault d’Allones
Myriam Revault d’Allones là nhà triết học. Bà quy tụ quanh mình nhiều nhà tư tưởng, nhà triết học, nhà văn, và cùng thực hiện dự án Triết học cho Trẻ em.
Một số tác phẩm cùng một tủ sách:
- Con người là gì?
- Tự do là gì?
- Cười cái gì?
- Tại sao con người gây ra chiến tranh?
- Già đi ư? – Chẳng muốn đâu
- Con gái con trai vui sống cùng nhau
- Tranh cãi về Thượng đế - Vì sao?
- Triết lý cuả điệu múa
3. Điểm nhấn:
“Tại sao lại phải chết? Trong tất cả những câu hỏi mà trẻ nhỏ đặt ra, hẳn đó là câu khó trả lời nhất. Nó gợi cho chúng ta nỗi sợ hãi và lo âu: kinh nghiệm duy nhất của chúng ta về cái chết, đó là kinh nghiệm có được từ cái chết của những người khác, nhất là những người thân thiết với chúng ta. Liệu người ta có thể quen với ý nghĩ rồi mình sẽ phải chết? Các nhà triết học có suy tư về cái chết và sự sống hay không? Để vượt qua nỗi sợ chết, tôi phải nghĩ về nó như thế nào?
Cuộc sống như một câu chuyện kể, nó có bắt đầu và kết thúc. Và hẳn là cần phải chấp nhận một ngày nào đó mình phải chết để có thể sống tốt.”
(Trích bìa 4, Sao lại là cái chết?, Françoise Dastur, Đăng Ngọc dịch, NXB Tri thức, 2012)
Nhà xuất bản Tri thức làm việc với Khoa Triết Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc gia Hà Nội)
Ngày 15/3/2023, tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc gia Hà Nội), Nhà xuất bản Tri thức đã có cuộc gặp mặt với Khoa Triết. Cuộc gặp đã mở ra nhiều cơ hội hợp tác, trao đổi và hỗ trợ lẫn nhau trong việc cung cấp, phổ biến những tác phẩm tinh hoa nổi bật trong kho tàng tri thức nhân loại của Nxb Tri thức đến với hơn 10.000 sinh viên trường Đại học Quốc gia.
Thảo luận về cuốn sách: KHẢ THỂ CỦA MỘT ĐỨC HỌC NHO GIÁO TRONG SÁCH TỨ THƯ
Thảo luận và chia sẻ cùng tác giả Phạm Văn Chung với cuốn sách: KHẢ THỂ CỦA MỘT ĐỨC HỌC NHO GIÁO TRONG SÁCH TỨ THƯ 🩸 Thời gian: 15h30 thứ Tư ngày 15/03/2023 🩸 Địa điểm: Phòng 206, Nhà G, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội ) - số 336 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội. ------------ Cuộc va chạm- so sánh Tây - Đông hiện nay xét cả hai chiều, cho phép chúng ta có thể hiểu chính xác, sâu sắc và toàn diện hơn Nho giáo cả về những ưu điểm, giá trị và những thiếu sót, hạn chế của nó dựa trên các tiếp cận, phương pháp mới. Sách Khả thể của một đức học Nho giáo trong sách Tứ Thư cho thấy Nho-Khổng giáo chứa đựng một học thuyết-triết học về đức (không phải về “đạo đức”) trong tiềm năng, khả năng, trong cái có thể có của nó. Theo tác giả, đây là giá trị lớn nhất của quan niệm Nho giáo về đức nói chung. Bên cạnh những kiến thức phục vụ cho công việc nghiên cứu chuyên sâu, người đọc còn có thể thấy những giá trị không thể phủ nhận từ những xem xét, cách hiểu của các nhà tư tưởng Nho giáo về những đức cụ thể cơ bản của quân tử như thành, hiếu, nhân, nghĩa, trí, dũng, tín, liêm, v.v. khi thấy chúng như những đức của chính con người, của chính mình.
Cái giá của sự bất bình đẳng
Vietnamhoinhap - 09/02/2023 lúc 22:15 (GMT) Gần như ở khắp mọi nơi, mọi người đều quan tâm đến vấn đề bất bình đẳng ngày càng gia tăng, đặc biệt là với tầng lớp thượng lưu. Gần như ở khắp mọi nơi, suy thoái kinh tế đã làm cho tình hình trở nên tồi tệ, đặc biệt là với tầng lớp trung lưu và tầng lớp dưới. Nhưng ở mỗi quốc gia, cuộc tranh luận lại tập trung vào những vấn đề khác nhau...
Bình luận