Hotline:
02466878415
THÔNG TIN SEMINAR
14 giờ – 16 giờ 30, thứ Sáu, ngày 09 tháng 04 năm 2010
Hội trường tầng 3, Toà nhà Vusta, 53 Nguyễn Du – Hà Nội
TRIẾT HỌC NHÂN BẢN CỦA SOLOVIEV
Diễn giả chính: TS. Phạm Vĩnh Cư
Vladimir Soloviev (Vladimir Solovyov, 1853 - 1900), triết gia thiên tài người Nga, nhà thơ, nhà phê bình văn học, người đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của triết học và thi ca Nga thế kỉ 19 và sự phục hưng tinh thần Nga thế kỉ 20.
Triết học nhân bản chân chính, luôn luôn hướng tới cái tận Chân, tận Thiện, tận Mỹ của Soloviev, kinh qua những thăng trầm lịch sử, giờ đây đang phát huy mạnh mẽ sức sống, sức ảnh hưởng và cộng hưởng trong đời sống tinh thần của loài người hiện đại. Có thể thấy rõ điều này qua việc các tác phẩm của Soloviev được dịch ra hàng chục ngôn ngữ Đông - Tây, di sản tinh thần của ông được nghiên cứu chuyên sâu ở nhiều nước phát triển, trở thành đối tượng bàn luận sôi nổi tại các hội thảo và hội nghị quốc tế, kể cả những đại hội triết học thế giới.
Quỹ Văn hoá Phan Châu Trinh và Nhà xuất bản Tri thức trân trọng tổ chức buổi Seminar thường kì chiều thứ Sáu, ngày 09 tháng 4 năm 2010, tại 53 Nguyễn Du, Hà Nội, với sự tham dự của diễn giả chính: PGS.TS. Phạm Vĩnh Cư, nhằm chia sẻ những thông tin về triết gia V.Soloviev và những đóng góp vĩ đại của ông đối với lịch sử triết học thế giới nói riêng và với các giá trị tinh thần của nhân loại nói chung.
Ngoài phần trình bày của diễn giả chính, chương trình cũng dành phần lớn thời gian các vị khách mời cùng thảo luận về những vấn đề xoay quanh triết gia Soloviev và triết học nhân bản của ông.
*****
I. Thông tin về các đơn vị tham gia tổ chức toạ đàm:
Quỹ Văn hoá Phan Châu Trinh, tiền thân là Quỹ dịch thuật Phan Chu Trinh, được thành lập tháng 1 năm 2007. Việc đổi tên thành Quỹ Văn hóa Phan Châu Trinh năm 2008 đánh dấu sự mở rộng các hoạt động của Quỹ. Bên cạnh chương trình tài trợ và hỗ trợ dịch thuật các tác phẩm thuộc dự án Tủ sách tinh hoa tri thức thế giới, Quỹ sẽ có nhiều hoạt động văn hóa khác, đặc biệt là việc khuyến khích, tôn vinh các công trình nghiên cứu văn hóa đặc sắc; tổ chức đào tạo và phổ biến các giá trị văn hóa Việt Nam và thế giới. Kể từ năm 2009, Quỹ trao các giải thưởng: “Giáo dục”, “Việt Nam học”, "Nghiên cứu" và “Dịch thuật”.
Nhà xuất bản Tri thức được thành lập tháng 9 năm 2005, trực thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, là đơn vị đi đầu trong việc khởi xướng và tổ chức dịch, xuất bản có hệ thống những tác phẩm tinh hoa của tri thức nhân loại. Với tôn chỉ: “Cung cấp những tri thức nền quan trọng nhất trong kho tàng tri thức của nhân loại [...]”, Nhà xuất bản Tri thức không chỉ là một Nhà xuất bản tham chiếu trong việc phổ biến các trào lưu tư tưởng lớn, cổ điển lẫn hiện đại, mà còn là một diễn đàn và địa chỉ có uy tín của các học giả, nhà nghiên cứu, sinh viên và độc giả Việt Nam ở khắp nơi trên thế giới.
II. Thông tin về diễn giả:
Diễn giả Phạm Vĩnh Cư: PGS. TS Ngữ văn chuyên về Văn học Nga, nhận giải thưởng Dịch thuật năm 2009 của Quỹ Văn hóa Phan Châu Trinh cho tác phẩm dịch Siêu lý tình yêu của Vladimir Soloviev (1853 - 1900). Tác phẩm này là một tuyển tập gồm những tác phẩm chọn lọc của nhà triết học Nga thiên tài Soloviev cùng những giới thiệu, chú giải cặn kẽ của dịch giả.
* Những công trình dịch thuật chính
- M.M. Bakhtin. “Lý luận và thi pháp tiểu thuyết” (2004);
- Jean Chevalier, Alain Gheerbrant. “Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới’’ (1997; 2002-2003);
- Vladimir Soloviev, Karol Vojtyla, Albert Schweitzer. “Triết học đạo đức” (2004);
- Vladimir Soloviev. “Siêu lý tình yêu” (2005).
'Talleyrand - Bậc thầy của nền ngoại giao chính trị'
vietnamnet - Thứ tư, 23/10/2024 - 09:00 Cuốn sách “Talleyrand - Bậc thầy của nền ngoại giao chính trị” không chỉ là tài liệu lịch sử giá trị mà còn là bức chân dung sâu sắc về một con người với những mâu thuẫn và chiến lược làm thay đổi lịch sử châu Âu mãi mãi.
“Xã hội diễn cảnh” qua góc nhìn của Guy Debord
{Thời báo Văn học nghệ thuật} - 17-10-2024 04:42 Là tác phẩm nổi tiếng nhất của triết gia Pháp Guy Debord, “Xã hội diễn cảnh” đã góp phần định hình nhiều quan điểm phê phán về xã hội hiện đại và văn hóa đại chúng. Nhân dịp ra mắt cuốn sách Xã hội diễn cảnh, Viện Pháp tại Hà Nội và Nhà xuất bản Tri Thức tổ chức tọa đàm thảo luận về cuốn sách với sự tham gia của các diễn giả: Phạm Xuân Thạch, Phùng Ngọc Kiên, Dương Thắng.
Tọa đàm Giới thiệu sách Xã hội diễn cảnh của Guy Debord
Guy Debord là một hiện tượng kỳ lạ của giới trí thức Pháp nửa sau của thế kỷ 20. Chịu ảnh hưởng sâu đậm của chủ nghĩa Marx, ông thường được xem là thuộc cánh cực tả chủ trương cách mạng triệt để. Xã hội diễn cảnh (xuất bản năm 1967) là tác phẩm nổi tiếng nhất của Guy Debord. Bắt chước lối viết của K. Marx trong cuốn Thesen über Feuerbach (Luận điểm về Feuerbach), tác phẩm bao gồm 221 luận điểm thường độc lập với nhau và được chia thành 9 chương.