Hotline:
024 3944 7279![]() | Nhà xuất bản Tri thức | ![]() | Nguyễn Xuân Khánh, Hoàng Hưng |
![]() | 2020 | ![]() | Sách giấy; Ebook; |
![]() | 16 x 24 cm | ![]() | 452 |
![]() | Việt Nam | ![]() | vi |
![]() | 9786049903212 | ![]() | 9786043401462 |
1) Tác giả
Jean Piaget (9/8/1896 – 16/9/1980): triết gia nhà tâm lý học người Thụy Sĩ sử dụng tiếng Pháp, nổi tiếng thế giới qua sự nghiệp nghiên cứu quá trình nhận thức của trẻ em. Lí thuyết về phát triển nhận thức và quan điểm tri thức học của ông được gọi chung là “tri thức học sinh triển” (genetic epistemology).
Ông hết sức coi trọng việc giáo dục trẻ em. Là Giám đốc Văn phòng Giáo dục Quốc tế, năm 1934 Piaget đã tuyên bố: “Chỉ có giáo dục có khả năng cứu các xã hội của chúng ta khỏi sự sụp đổ có thể xảy ra, sụp đổ dữ dội hay từng bước”.
Ông lập ra Trung tâm Tri thức học Di truyền tại Genève vào năm 1955, và lãnh đạo Trung tâm cho đến khi qua đời.
2) Tác phẩm
Trong sách này, Piaget khảo sát những giai đoạn dẫn dắt đứa trẻ sử dụng phép biểu trưng trong các hoạt động trí tuệ và vui chơi, từ đó sinh ra chức năng tượng trưng. Phép biểu trưng dựa trên khả năng sử dụng cái biểu nghĩa hoàn toàn khu biệt khỏi cái được biểu nghĩa (những sự bắt chước hoãn lại, những hình ảnh tâm trí hay những ký hiệu võ đoán cũng như những sự biểu đạt bằng ngôn ngữ), cho phép hình dung lại một vật, một hành động hay một tình huống ngay cả khi những thứ đó không được tri giác hiện thời, dù trực tiếp hay gián tiếp (bằng những chỉ dấu).
Nhà xuất bản Tri thức làm việc với Khoa Triết Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc gia Hà Nội)
Ngày 15/3/2023, tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc gia Hà Nội), Nhà xuất bản Tri thức đã có cuộc gặp mặt với Khoa Triết. Cuộc gặp đã mở ra nhiều cơ hội hợp tác, trao đổi và hỗ trợ lẫn nhau trong việc cung cấp, phổ biến những tác phẩm tinh hoa nổi bật trong kho tàng tri thức nhân loại của Nxb Tri thức đến với hơn 10.000 sinh viên trường Đại học Quốc gia.
Thảo luận về cuốn sách: KHẢ THỂ CỦA MỘT ĐỨC HỌC NHO GIÁO TRONG SÁCH TỨ THƯ
Thảo luận và chia sẻ cùng tác giả Phạm Văn Chung với cuốn sách: KHẢ THỂ CỦA MỘT ĐỨC HỌC NHO GIÁO TRONG SÁCH TỨ THƯ 🩸 Thời gian: 15h30 thứ Tư ngày 15/03/2023 🩸 Địa điểm: Phòng 206, Nhà G, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội ) - số 336 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội. ------------ Cuộc va chạm- so sánh Tây - Đông hiện nay xét cả hai chiều, cho phép chúng ta có thể hiểu chính xác, sâu sắc và toàn diện hơn Nho giáo cả về những ưu điểm, giá trị và những thiếu sót, hạn chế của nó dựa trên các tiếp cận, phương pháp mới. Sách Khả thể của một đức học Nho giáo trong sách Tứ Thư cho thấy Nho-Khổng giáo chứa đựng một học thuyết-triết học về đức (không phải về “đạo đức”) trong tiềm năng, khả năng, trong cái có thể có của nó. Theo tác giả, đây là giá trị lớn nhất của quan niệm Nho giáo về đức nói chung. Bên cạnh những kiến thức phục vụ cho công việc nghiên cứu chuyên sâu, người đọc còn có thể thấy những giá trị không thể phủ nhận từ những xem xét, cách hiểu của các nhà tư tưởng Nho giáo về những đức cụ thể cơ bản của quân tử như thành, hiếu, nhân, nghĩa, trí, dũng, tín, liêm, v.v. khi thấy chúng như những đức của chính con người, của chính mình.
Cái giá của sự bất bình đẳng
Vietnamhoinhap - 09/02/2023 lúc 22:15 (GMT) Gần như ở khắp mọi nơi, mọi người đều quan tâm đến vấn đề bất bình đẳng ngày càng gia tăng, đặc biệt là với tầng lớp thượng lưu. Gần như ở khắp mọi nơi, suy thoái kinh tế đã làm cho tình hình trở nên tồi tệ, đặc biệt là với tầng lớp trung lưu và tầng lớp dưới. Nhưng ở mỗi quốc gia, cuộc tranh luận lại tập trung vào những vấn đề khác nhau...
Bình luận