Tấm lưới sự sống
Tấm lưới sự sống
4.5
50
Lượt xem
0
Đã bán
Chọn sản phẩm
Sách giấy
Tạm hết hàng
Thông tin xuất bản
NXB
Người dịch:
Năm XB:
2017
Loại sách:
Sách giấy;
Khổ sách:
16 x 24
Số trang:
496
Quốc gia:
Ngôn ngữ:
vi
Mã ISBN:
Mã ISBN Điện tử:

1.Tác giả

Fritjof Capra nhận bằng Tiến sĩ (Ph.D.) Vật lí lí thuyết từ Đại học Tổng hợp Vienna và đã làm việc về Vật lí năng lượng cao ở nhiều trường Đại học tại châu Âu và Mĩ. Ông viết sách và giảng dạy bao quát nhiều lĩnh vực liên quan Triết học của Khoa học hiện đại, và là tác giả các cuốn Đạo của Vật lí (The Tao of Physics), Bước ngoặt (The Turning Point), Trí khôn lạ thường (Uncommon Wisdom). Hiện nay (1996) ông là Giám đốc Trung tâm Học hỏi Sinh thái ở Berkeley, California, và sống ở Berkeley cùng vợ và con gái.

2. Lời giới thiệu

Cách hiểu mới về sự sống - “TẤM LƯỚI SỰ SỐNG” - có thể coi là chủ đề ở tuyến tiên phong khoa học suốt gần một thế kỉ chuyển đổi tận gốc rễ từ một khuôn mẫu cơ giới luận sang thế giới quan sinh thái: “Ngày nay sự dịch chuyển khuôn mẫu trong khoa học, ở mức sâu sắc nhất của nó, mang ý nghĩa một dịch chuyển từ vật lí học sang các khoa học sự sống...”

Với tư cách là một nhà vật lí lí thuyết, Fritjof Capra đã trải nghiệm cay đắng cuộc “động đất” của quan niệm vật lí học đầu thế kỉ 20, chứng kiến bao nhiêu cuộc “thăng trầm” đầy kịch tính của rất nhiều trường phái khoa học và triết học, mà tác giả nhận thức như hàng loạt cuộc “khủng hoảng thế giới quan”. Tác giả đã được tiếp cận nhiều thành tựu rực rỡ của khoa học thế kỉ 20, mở ra chân trời mới cho cái gọi là “tầm nhìn tổng thể-hệ thống”: “Động lực học phi tuyến”, “Hệ phát tán tự-tổ chức”, “Động lực học mạng lưới”, v.v. cho phép tích hợp tri thức liên ngành, xây dựng “phương pháp luận khoa học mạng lưới”, trong đó có “TẤM LƯỚI SỰ SỐNG”.

Khuôn mẫu tư duy phương Tây, vốn ảnh hưởng sâu sắc vào tri thức nhân loại nhiều thế kỉ trước đây, bao gồm rất nhiều ý tưởng và giá trị bảo thủ kiên cố, trong số chúng có thể kể ra: Quan niệm vũ trụ như hệ thống các cỗ máy khổng lồ chứa các khối xây dựng cơ bản; Quan niệm cơ thể con người cũng như cỗ máy; Quan niệm cuộc sống trong xã hội như là một cuộc đấu tranh sinh tồn; Niềm tin vào sự tiến bộ vật chất vô hạn định sẽ đạt được thông qua tăng trưởng kinh tế và công nghệ; Và cuối cùng, nhưng không phải là ít nhất, niềm tin rằng một xã hội trong đó nữ giới luôn luôn xếp bậc thấp hơn nam giới chính là một xã hội phù hợp quy luật tự nhiên. Tất cả các điều ngộ nhận ấy đã bị các sự kiện gần đây đặt trước những thách thức trầm trọng. Và quả thực việc xem xét lại chúng tận gốc rễ hiện đang diễn ra.

Việc mô tả bối cảnh tích hợp ngày càng cao, càng sâu của các khoa học liên ngành đã trở thành chủ đề mà tác giả Fritjof Capra đeo đuổi suốt nhiều chục năm ròng, không chỉ như một học giả uyên bác-liên ngành, mà còn như một nhà tư tưởng-cách tân đầy nhiệt huyết. Nguyên bản tiếng Anh của cuốn sách này lần đầu ra mắt năm 1996, đã luôn thu hút được sự chú ý của người đọc rộng rãi hầu khắp thế giới, ở hầu khắp các lĩnh vực tri thức, và hai mươi năm qua cuốn sách càng tỏ rõ sức truyền cảm hứng với nhiều điều “tiên tri” đang dần dần trở thành hiện thực.

Cuốn sách này chia sẻ tầm nhìn mạng lưới đang đột sinh đầy triển vọng mà tác giả đã và đang tận tình truyền đạt.

3. Điểm nhấn

Bản chất chu trình quay vòng của các quá trình sinh thái là một nguyên lí quan trọng của sinh thái. Các vòng phản hồi của quần thể sinh thái là những con đường mà theo đó nguồn nuôi dưỡng luôn được quay vòng. Là các hệ mở mọi cơ thể trong quần thể sinh thái sản sinh ra rác, nhưng cái là rác đối với loài này lại là nguồn sống của loài khác, sao cho toàn bộ hệ sinh thái luôn không có rác. Các quần thể sinh vật đã tiến hóa theo cách ấy suốt hàng tỉ năm, liên tục sử dụng và quay vòng cùng những phân tử khoáng, nước và không khí như nhau. 

Bài học cho cộng đồng người ở đây là quá rõ ràng. Một mâu thuẫn chủ yếu giữa kinh tế và sinh thái bắt nguồn từ việc tự nhiên thì quay vòng, trong khi các nền công nghiệp của chúng ta lại tuyến tính, thẳng đuột. Các doanh nghiệp của chúng ta khai thác tài nguyên, biến chúng thành sản phẩm cộng với rác thải, và bán sản phẩm cho khách hàng, những người sẽ thải ra rác nhiều hơn nữa trong khi sử dụng. Các kiểu thức sản xuất và tiêu dùng bền vững cần phải là quay vòng, bắt chước các quá trình quay vòng trong tự nhiên. Để đạt được kiểu thức quay vòng như thế chúng ta phải thiết kế lại một cách căn bản các doanh nghiệp và nền kinh tế của chúng ta.

(Trích Lời kết: Học hỏi sinh thái, Tấm lưới của sự sống, Frijot Capra, Nguyễn Nguyên Hy dịch, NXBTT 2017)

 

Bình luận

0/1500

Tuyển tập hay nhất

Tuyển tập hay nhất