THĂM DÒ TIỀM THỨC

 

Thăm dò tiềm thức - Carl Gustav Jung

"... sự hiểu biết ngày nay về cái tiềm thức chứng minh rằng đó là một hiện tượng tự nhiên và cũng như thiên nhiên, ít ra nó có tính chất trung lập. Nó chứa đựng tất cả các khía cạnh của bản chất nhân loại, ánh sáng và bóng tối, vẻ đẹp và vẻ xấu, thiện tính và ác tính, sâu sắc và ngu muội...”

Loài người thường dùng tiếng nói hay chữ viết để truyền đạt ý tưởng của mình cho người khác. Tiếng nói thường dùng biểu tượng (symbole), nhưng nhiều khi người ta cũng dùng những kí hiệu (signe) hay hình ảnh không hẳn là để diễn tả, như những chữ viết tắt, những mẫu tự: ONU, UNICEF, UNESCO, những nhãn hiệu thương mại, những tên các vị thuốc. Người ta cũng còn dùng những phù hiệu, những chữ chỉ chức tước, địa vị. Tuy những chữ dùng như thế tự nó không có ý nghĩa gì, nhưng vì đã được phổ biến cho nên chúng ta đã có ý định gán cho chúng những ý nghĩa ấy. Tuy nhiên, những chữ ấy không phải là biểu tượng, đó chỉ là những dấu hiệu, chỉ làm cho ta nghĩ đến những đồ vật (objects) liên quan tới chúng mà thôi.

Chúng ta gọi là biểu tượng, một danh từ, một tên gọi hay một hình ảnh tuy đã quen thuộc với ta hằng ngày, nhưng còn gợi lên những ý nghĩa khác thêm vào ý nghĩa ước định hiện nhiên của nó. Biểu tượng gợi lên cái gì mờ mịt, xa lạ hay tàng ẩn đối với ta. Ví dụ như nhiều lâu đài ở đảo Crète có vẽ một cái búa hai lưỡi. Đồ vật ấy ai cũng biết, nhưng ý nghĩa tiêu biểu của nó ta không biết. Lấy một ví dụ khác: một người Da đỏ Mĩ châu, sau khi ở nước Anh một thời gian, trở về kể chuyện với bà con rằng người Anh thờ loài vật, vì anh ta trông thấy chim ó, sư tử, bò trong các giáo đường cổ. Cũng như nhiều người Công giáo, họ không biết rằng những con vật ấy là những biểu tượng mà các vị viết Kinh Phúc âm đã dùng, đó là những biểu tượng bắt nguồn từ những ảo giác như ảo giác của nhà tiên tri Ezéchiel, tương tự thần Mặt trời Horrus và bốn người con của thần. Ngoài ra còn những đồ vật khác như cái bánh xe và hình thập tự, khắp thế giới ai cũng biết, nhưng có ý nghĩa biểu tượng ấy vẫn còn phải tranh luận và vẫn được người ta khai thác..."

(Trích Sự quan trọng của giấc mơ, Thăm dò tiềm thức, Carl Gustav Jung, Nhà xuất bản Tri Thức)

 

Thủ tụcHành chính
Tin nổi bậtXem toàn bộ