Hotline:
0838323839![]() | ![]() | ||
![]() | ![]() | Sách giấy; | |
![]() | 16 x 24 cm | ![]() | 448 |
![]() | ![]() | vi | |
![]() | ![]() |
Cuốn sách Thân thế và sự nghiệp của Léopold-Michel Cadière (NXB Tri Thức) ra đời tròn một năm sau hội thảo về thân thế và sự nghiệp của Léopold-Michel Cadière nhân kỷ niệm 55 năm ngày mất của ông (1955-2010).
Lần mở những trang sách, chúng ta thấy rõ Léopold Cadière có sức tập hợp những người có chính kiến và tôn giáo khác nhau, chủ yếu vì ông là một nhà khoa học chân chính; trong 63 năm sống tại Việt Nam, ông đã để lại một di sản nghiên cứu văn hóa có thể gọi là đồ sộ.
Chỉ cần nhắc đến bộ sách BAVH (Bulletin des Amis du Vieux Huế - Những người bạn của cố đô Huế) do ông chủ xướng mà nhiều nhà nghiên cứu văn hóa hôm nay vẫn tiếp tục trích dẫn, "đào bới" như một kho báu vô tận, chỉ cần đọc một đôi câu của nhà văn Nguyên Ngọc tham luận tại hội thảo, chúng ta đã thấy được tầm vóc của Léopold Cadière: "...Trước tác của Léopold Cadière rất đồ sộ; là người có trí thức nông cạn, tôi không dám nói điều gì có tính bao quát về sự nghiệp rộng lớn của ông...".
Chỉ riêng với bài Gia đình và tôn giáo ở xứ An Nam đăng trong tập san BAVH mà Nguyên Ngọc đánh giá là cả "một công trình nghiên cứu công phu, một luận văn xã hội học đầy đặn", ông đã viết: "Thật lạ, sau bao nhiêu năm đọc lại vẫn đầy ấn tượng, vẫn kinh ngạc về những phát hiện tinh tế của tác giả, và đặc biệt vẫn đầy tính thời sự, thậm chí có thể vang lên như một lời cảnh báo ân cần và thống thiết đối với xã hội hôm nay…".
Khó có thể kể hết những đóng góp nhiều mặt của Léopold Cadière, vì như nhà giáo lão thành Thân Trọng Ninh đã dẫn chứng, Léopold Cadière không chỉ là một nhà nghiên cứu khoa học xã hội mà "mảng nghiên cứu về khoa học tự nhiên của ngài cũng phong phú và quan trọng không kém...Léopold Cadière còn là một nhà thực vật học, nhà sinh thái học, nhà môi trường học, nhà khảo cổ học...".
"...Tôi hiểu người Việt bởi lẽ tôi đã nghiên cứu những gì liên quan đến họ... Tôi yêu mến họ vì trí thông minh nhạy bén trong suy nghĩ... Tôi yêu mến họ vì những đức hạnh tinh thần... Sau cùng, tôi yêu mến họ vì họ khổ... Cả đời tôi, tôi đã dâng cho xứ sở này rồi. Cho tôi được ở lại và chết ở đây". Léopold Cadière đã tự bạch như thế.
Cũng chính vì thế, nhiều người đã đồng tình với ý kiến của ông Thân Trọng Ninh và nhà nghiên cứu Nguyễn Ðắc Xuân khi các ông đặt vấn đề: Vì sao Nha Trang, Hà Nội đã có đường phố mang tên Yersin, công viên Yersin, khu tưởng niệm Yersin... "còn đối với Léopold Cadière đến bây giờ vẫn chưa có gì!"
Cuốn sách đã "nối dài" cuộc hội thảo và có lẽ vấn đề chưa dừng ở đây.
Lễ công bố Quyết định về công tác cán bộ Nhà xuất bản Tri thức
Chiều 24/5, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam tổ chức Lễ công bố Quyết định về công tác cán bộ. Tham dự buổi Lễ, về phía Bộ Tư pháp, có ông Nguyễn Quang Thái Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự; bà Phan Thị Hồng Hà Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ; đại diện một số đơn vị thuộc Bộ Tư pháp. Về phía Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam có Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam Phan Xuân Dũng, ông Phạm Quang Thao Bí thư Đảng uỷ, Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam...
Nước Pháp - Cánh cửa mở vào thế giới hiện đại
"Một trong những thành tựu quan trọng của nghiên cứu văn học Việt Nam sau năm 1986 ngay từ cuối thế kỉ 20 chính là bộ Lịch sử văn học Pháp. Bao quát một lịch sử kéo dài từ thế kỉ 17 cho đến giữa thế kỉ 20 bộ sách không chỉ là lịch sử văn chương, mỹ văn của nước Pháp lục địa mà còn là một lịch sử của tư tưởng nhân văn được thể hiện qua văn học bằng tiếng Pháp. Chính vì vậy nên trước khi Những lời bộc bạch, Emile hay về giáo dục, Chàng ngây thơ, Cháu ông Rameau được dịch trọn vẹn sang tiếng Việt thì những nhà Khai sáng Pháp như J.J.Rousseau, D. Diderot hay Voltair đã được đưa vào chương trình giảng dạy ở bậc Đại học và trước khi Thuyết hiện sinh là một thuyết nhân bản được dịch đầy đủ sang tiếng việt thì cùng với Camus, Sartre cũng đã được giới thiệu với sinh viên và người đọc Việt".
Hướng nhìn về tương lai của Văn học Pháp tại Việt Nam
NXB Tri thức và Viện Pháp tại Hà Nội vừa tổ chức Tọa đàm 'Dấu ấn văn hóa Pháp qua một số tác phẩm xuất bản tại Việt Nam'.
Bình luận