Thảo luận về cuốn sách: Khả thể của một đức học Nho giáo trong sách Tứ thư

Thảo luận về cuốn sách: Khả thể của một đức học Nho giáo trong sách Tứ thư

 

 Thảo luận và chia sẻ cùng tác giả Phạm Văn Chung với cuốn sách:

KHẢ THỂ CỦA MỘT ĐỨC HỌC NHO GIÁO TRONG SÁCH TỨ THƯ

🩸 Thời gian: 15h30 thứ Tư ngày 15/03/2023

🩸 Địa điểm: Phòng 206, Nhà G, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội ) - số 336 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội.

-------

-> NỘI DUNG CUỐN SÁCH:

Cuộc va chạm- so sánh Tây - Đông hiện nay xét cả hai chiều, cho phép chúng ta có thể hiểu chính xác, sâu sắc và toàn diện hơn Nho giáo cả về những ưu điểm, giá trị và những thiếu sót, hạn chế của nó dựa trên các tiếp cận, phương pháp mới.

Sách Khả thể của một đức học Nho giáo trong sách Tứ Thư cho thấy Nho-Khổng giáo chứa đựng một học thuyết-triết học về đức (không phải về “đạo đức”) trong tiềm năng, khả năng, trong cái có thể có của nó.

Theo tác giả, đây là giá trị lớn nhất của quan niệm Nho giáo về đức nói chung. Bên cạnh những kiến thức phục vụ cho công việc nghiên cứu chuyên sâu, người đọc còn có thể thấy những giá trị không thể phủ nhận từ những xem xét, cách hiểu của các nhà tư tưởng Nho giáo về những đức cụ thể cơ bản của quân tử như thành, hiếu, nhân, nghĩa, trí, dũng, tín, liêm, v.v. khi thấy chúng như những đức của chính con người, của chính mình.

-> THÔNG TIN VỀ DIỄN GIẢ - TÁC GIẢ CUỐN SÁCH:

TS. Phạm Văn Chung, cựu giảng viên Triết học ĐHKH Xã hội và Nhân văn (1983 - 2017).

- Sách đã xuất bản:

1. Triết học Mác về lịch sử (Nxb Chính trị quốc gia, 2006)

2. Tập bài giảng đạo đức học (Nxb Chính trị quốc gia, 2012)

3. Giáo trình lịch sử triết học - Sự hình thành và phát triển triết học Marx (Nxb Chính trị quốc gia, 2014)

4. Friedrich Nietzsche và những suy niệm bên kia thiện ác (Nxb Tri thức, 2018, 2022)

5. Triết lý và tư tưởng triết học của Lão Tử trong Đạo Đức Kinh (Nxb Tri thức, 2022)

6. Khả thể của một đức học Nho giáo trong sách Tứ Thư (Nxb Tri thức, 2022).

 

 


 

Thủ tụcHành chính
Tin nổi bậtXem toàn bộ