Hotline:
02466878415
Ngày 15/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chủ trì Hội nghị toàn quốc “Đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ Việt Nam triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng’’. Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tuyến giữa đầu cầu Hà Nội và các điểm cầu tại 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Phát biểu khai mạc, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam Phan Xuân Dũng cho biết, là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Liên hiệp Hội Việt Nam đã tập hợp được đông đảo đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ trong và ngoài nước từ 1,8 triệu trí thức năm 2015 đã tập hợp được trên 2,2 triệu trí thức vào 2020, chiếm 32,5% đội ngũ trí thức cả nước, đã có 153 hội thành viên gồm 63 Liên hiệp Hội địa phương và 90 hội ngành toàn quốc, 596 tổ chức khoa học và công nghệ trực thuộc.
Theo ông Phan Xuân Dũng, thấm nhuần lời dạy của Bác Hồ “Là một bộ phận trong lực lượng cách mạng, tri thức có nhiệm vụ thi đua phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân”, đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ Việt Nam luôn mang trong mình nhiệt huyết cách mạng, khát vọng vươn lên, đưa khoa học và công nghệ trở thành động lực, là quốc sách hàng đầu để phát triển đất nước; phát triển đất nước phải dựa và bằng khoa học và công nghệ.
Hội nghị nhằm đề xuất, kiến nghị với Đảng, Nhà nước một số giải pháp nhằm phát huy vai trò nòng cốt của đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ Việt Nam, khai thác tối đa trí tuệ sáng tạo của đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ Việt Nam để thực hiện thành công Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng. Theo đó, Liên hiệp Hội từ Trung ương đến địa phương phấn đấu là tổ chức chính trị - xã hội vững mạnh, cùng với các hội ngành thành viên giữ vai trò nòng cốt trong tập hợp, đoàn kết rộng rãi và phát huy trí tuệ sáng tạo của đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ; đại diện cho ý chí và nguyện vọng của đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các hội ngành thành viên và hội viên hoạt động trong các hội; là nhân tố quan trọng đưa khoa học và công nghệ trở thành động lực phát triển đất nước và bảo đảm quốc phòng, an ninh…
Những năm qua, VUSTA đẩy mạnh triển khai hoạt động tôn vinh trí thức, khuyến khích và thúc đẩy phong trào sáng tạo khoa học và công nghệ Việt Nam, phong trào ngày càng phát triển mạnh mẽ khi các tỉnh/thành phố trên cả nước được chủ động tổ chức và chung tay xây dựng Sách vàng sáng tạo hằng năm. Theo đó, đã có 7.677 công trình, giải pháp kỹ thuật với 1.490 công trình đạt giải; tham gia triển lãm sáng tạo khoa học và công nghệ ở các nước như Hàn Quốc, Malaysia, Thái Lan... để giới thiệu, thương mại hóa các sản phẩm khoa học và công nghệ, theo đó, nhiều sản phẩm của Việt Nam được giải khu vực và quốc tế.
Nâng cao chất lượng hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội: Giai đoạn 2015-2020, hệ thống Liên hiệp Hội Việt Nam thực hiện 3.000 nhiệm vụ tư vấn, phản biện xã hội, góp ý khách quan và kịp thời nhiều chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước, dự án đầu tư trọng điểm tác động đến phát triển kinh tế-xã hội. Truyền thông, phổ biến kiến thức khoa học và công nghệ: VUSTA đã hỗ trợ hơn 100 lượt hội thành viên thực hiện hoạt động phổ biến kiến thức. 5 năm qua, đã tổ chức hơn 40.000 hội thảo, tọa đàm, lớp tập huấn, phổ biến kiến thức cho hơn 13 triệu lượt người. Nhà xuất bản Tri thức xuất bản/tái bản mỗi năm khoảng 150 đầu sách tương đương với 450.000 bản. Liên hiệp Hội Việt Nam thực hiện thành công 38 nhiệm vụ cấp quốc gia, 300 cấp bộ/tỉnh và 2.000 cấp cơ sở trên cơ sở xã hội hóa một cách mạnh mẽ theo chủ trương của Đảng và Chính phủ.
Phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thay mặt Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, biểu dương và cảm ơn những đóng góp, cống hiến to lớn của đội ngũ trí thức KH&CN, của nhiều thế hệ các nhà khoa học nước nhà, của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam.
Thủ tướng đánh giá cáo những thành tựu đạt được của Liên hiệp Hội, bên cạnh đó cũng chỉ ra những hạn chế như: chưa phát huy hết tiềm năng của đội ngũ trí thức, chưa đáp ứng được đòi hỏi của thời đại, sự kỳ vọng của Đảng, Nhà nước và nhân dân. Hệ thống tổ chức bộ máy của Liên hiệp Hội còn một số bất cập, nội dung và phương thức hoạt động chưa có nhiều đổi mới, chưa tạo được môi trường thuận lợi để đội ngũ trí thức hoạt động và tham gia những vấn đề lớn của đất nước.
Sắp tới, tình hình thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, đại dịch Covid-19 có thể tiếp tục ảnh hưởng xấu và tiêu cực đến kinh tế thế giới, khu vực, trong đó có nước ta. Thủ tướng yêu cầu: “Chúng ta phải có quyết tâm cao hơn, nỗ lực lớn hơn, đoàn kết mạnh hơn để phấn đấu thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng. Với vai trò là tổ chức đại diện cho trí thức KH&CN, Liên hiệp Hội và các tổ chức thành viên cần làm tốt hơn nữa vai trò là nòng cốt chính trị, xây dựng khối đại đoàn kết để góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu chính trị của đất nước trong giai đoạn mới”.
Qua nghiên cứu tài liệu và xem phóng sự, nghe báo cáo của lãnh đạo Liên hiệp Hội và nhất là ấn tượng với các ý kiến tham luận sâu sắc, tâm huyết, nhiệt thành. Thủ tướng cơ bản nhất trí và trao đổi thêm một số vấn đề, mong các nhà khoa học, quan tâm nghiên cứu, tham khảo đi đến thống nhất trong nhận thức và hành động. Trong đó tập trung thực hiện các nội dung cụ thể sau: Quán triệt, triển khai hiệu quả Nghị quyết Đại hội 13; Phải coi trọng và tăng cường vai trò của đội ngũ trí thức trong khối đại đoàn kết trên nền tảng liên minh công nhân - nông dân - trí thức; Tham gia đóng góp, đưa KH&CN phát triển lên tầm cao mới; Tiếp tục tham mưu cho Đảng và Nhà nước về đường lối, chủ trương, chính sách phát triển đất nước.
Thủ tướng khẳng định Đảng, Nhà nước, Chính phủ luôn quan tâm và đặt niềm tin vào đội ngũ trí thức nước nhà. Và tin tưởng đội ngũ trí thức KH&CN cả nước tiếp tục có nhiều đóng góp to lớn hơn nữa trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.
(Bài và ảnh: vusta.vn)
'Talleyrand - Bậc thầy của nền ngoại giao chính trị'
vietnamnet - Thứ tư, 23/10/2024 - 09:00 Cuốn sách “Talleyrand - Bậc thầy của nền ngoại giao chính trị” không chỉ là tài liệu lịch sử giá trị mà còn là bức chân dung sâu sắc về một con người với những mâu thuẫn và chiến lược làm thay đổi lịch sử châu Âu mãi mãi.
“Xã hội diễn cảnh” qua góc nhìn của Guy Debord
{Thời báo Văn học nghệ thuật} - 17-10-2024 04:42 Là tác phẩm nổi tiếng nhất của triết gia Pháp Guy Debord, “Xã hội diễn cảnh” đã góp phần định hình nhiều quan điểm phê phán về xã hội hiện đại và văn hóa đại chúng. Nhân dịp ra mắt cuốn sách Xã hội diễn cảnh, Viện Pháp tại Hà Nội và Nhà xuất bản Tri Thức tổ chức tọa đàm thảo luận về cuốn sách với sự tham gia của các diễn giả: Phạm Xuân Thạch, Phùng Ngọc Kiên, Dương Thắng.
Tọa đàm Giới thiệu sách Xã hội diễn cảnh của Guy Debord
Guy Debord là một hiện tượng kỳ lạ của giới trí thức Pháp nửa sau của thế kỷ 20. Chịu ảnh hưởng sâu đậm của chủ nghĩa Marx, ông thường được xem là thuộc cánh cực tả chủ trương cách mạng triệt để. Xã hội diễn cảnh (xuất bản năm 1967) là tác phẩm nổi tiếng nhất của Guy Debord. Bắt chước lối viết của K. Marx trong cuốn Thesen über Feuerbach (Luận điểm về Feuerbach), tác phẩm bao gồm 221 luận điểm thường độc lập với nhau và được chia thành 9 chương.